Thổ Nhĩ Kỳ, thách thức mới của châu Âu

10:12 03/09/2020
Những động thái mới đây ở phía Đông Địa Trung Hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp đang dấy lên những nguy cơ căng thẳng mới tại lục địa già, đúng vào thời điểm họ đang cần đoàn kết để tìm ra một lối đi chung.

Từ một thành viên đầy tiềm năng

Kết nạp hay không kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những câu hỏi lớn mà những nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) phải trả lời trong quá trình tiến tới lễ kỷ niệm 70 năm thành lập của mình. Là quốc gia có diện tích và dân số lớn hơn so với tất cả các thành viên EU hiện tại, sự góp mặt của Thổ Nhĩ Kỳ trong EU sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của khối.

Nguồn lao động giá rẻ sẵn có của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp EU giải quyết được bài toán thiếu lao động đang gây khó khăn cho họ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thị trường lớn đầy tiềm năng với dân số trẻ đang giàu lên nhanh chóng, đó cũng là cửa ngõ kết nối trực tiếp với các thị trường ở châu Á, châu Phi. Trong 2 thập niên qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì tăng trưởng liên tục ở mức trung bình khoảng 5% mỗi năm, cao hơn nhiều so với các thành viên EU. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gắn bó chặt chẽ với EU khi đây là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của họ từ mấy chục năm nay nên sự kết nối là rất dễ dàng.

Vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với các nước Trung Đông sẽ là bàn đạp để EU tiếp cận khu vực này cả về kinh tế lẫn chính trị. Sự đồng thuận, nếu có, trong việc kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ giúp EU tìm lại tiếng nói chung, từ đó, EU sẽ thuận lợi hơn trong các kế hoạch phát triển, mở rộng trong tương lai, tạo được thế ngoại giao vững mạnh hơn trên trường quốc tế.

Từ những năm 60, Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngừng theo đuổi việc gia nhập EU, xem đó như mục tiêu cao nhất của mọi nỗ lực ngoại giao đồng thời tiến hành các cải cách trong nước để đáp ứng yêu cầu của EU. Những nỗ lực đó càng mạnh lên kể từ khi ông Tayyip Erdogan bước chân vào chính trường với tư cách là thủ tướng từ năm 2003. Những người ủng hộ quan điểm này luôn thắc mắc rằng tại sao Thổ Nhĩ Kỳ không thể là thành viên EU trong khi nước này đã là thành viên NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) từ năm 1952 và là thành viên OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu) nhiều năm qua.

Thế nhưng, lá đơn xin gia nhập ngôi nhà chung EU của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa bao giờ được xem xét một cách cẩn thận. Luôn có nhiều ý kiến trái chiều trong EU về sự có mặt của Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến nay, người ta vẫn còn tranh cãi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thực sự thuộc về châu Âu hay không khi đất nước này có 97% diện tích lãnh thổ nằm ở châu Á và 99% dân số theo đạo Hồi. Những người phản đối luôn thắc mắc liệu một EU hình thành dựa trên các nguyên tắc Cơ Đốc giáo có thể chấp nhận một quốc gia Hồi giáo lớn như vậy tồn tại bên trong mình hay không.

Những lo ngại thực tế hơn đến từ chính nền kinh tế chênh lệch so với EU của đất nước này. Lo ngại về việc EU sẽ phải gánh lấy khó khăn từ phần dân cư nghèo khó ở phía Đông giáp châu Á là có thật. Thổ Nhĩ Kỳ lại có hàng ngàn kilômét đường biên giới với các quốc gia Hồi giáo Trung Đông, nơi được xem là “lò” xuất khẩu tư tưởng Hồi giáo cực đoan, chống lại các giá trị phương Tây. Vấn đề này càng trở nên nhạy cảm trong bối cảnh châu Âu đang đau đầu trước những mối đe dọa khủng bố thường trực của các thế lực Hồi giáo cực đoan.

Ngoài ra, một trở ngại không nhỏ nữa là việc Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận Cộng hòa Síp với đa số người gốc Hy Lạp. Một đảo Síp chia rẽ với lãnh thổ phía Bắc ly khai thân Thổ Nhĩ Kỳ được lập nên sau cuộc chiếm đóng năm 1974 đã trở thành bài học nhãn tiền cho các quốc gia trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ đã từng ngăn cản Cộng hóa Síp gia nhập EU nhưng thất bại và từ đó đến nay vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới công nhận sự tồn tại của Cộng hòa Bắc Síp Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đã tạo nên căng thẳng thường trực giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp và Cộng hòa Síp, những thành viên của EU.

Dẫu vậy, những lợi thế từ việc đưa Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập vào cộng đồng chung châu Âu vẫn quá lớn. Trong quá khứ, Tổng thống Pháp Jacques Chirac được coi là người nhiệt tình nhất với ý tưởng này. Điều này đã dẫn một thỏa thuận về tiến trình đàm phán kết nạp Thổ Nhĩ Kỳ vào EU được hai bên ký kết vào tháng 12 năm 2004. Nhưng, cũng kể từ đó, những cuộc bàn thảo luôn đi vào bế tắc.

Đến một đối thủ tiềm tàng

Sự lớn mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trong gần 2 thập niên qua dường như lại đang đem rắc rối đến cho quá trình đàm phán chứ không phải là thúc đẩy nó. Ông Tayyip Erdogan, người đã lãnh đạo đất nước này từ năm 2003 tới nay với 2 nhiệm kỳ thủ tướng và 1 nhiệm kỳ tổng thống được biết tới như một nhà dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Mặc dù là người chủ động thúc đẩy những cuộc đàm phán gia nhập EU từ 15 năm trước nhưng cũng chính những quyết sách của nhà lãnh đạo này đang đem đến cho các đối tác EU nhiều lo ngại.

Cùng với những kết quả kinh tế ấn tượng thì ông Erdogan cũng bị cáo buộc là một nhà lãnh đạo độc tài. Đặc biệt, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 7 năm 2016 của một số tướng lĩnh quân đội được cho là do CIA hỗ trợ, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch truy nã gắt gao những thành phần nổi loạn, đồng thời tiến hành chiến dịch bắt giữ quy mô lớn chưa từng có. Những cáo buộc trả thù chính trị và vi phạm dân chủ đến từ EU sau đó đã làm cho mối quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng thẳng.

Không còn tin tưởng phương Tây nữa, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần Nga trong chính sách đối ngoại của mình. Đỉnh điểm của những mâu thuẫn nổ ra khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga bất chấp việc mình là một thành viên NATO. Khi hệ thống S-400 đầu tiên được bàn giao vào tháng 7 năm 2019, NATO đã quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển chiến đấu cơ F-35, điều này càng làm người Thổ tức giận và tuyên bố sẽ chuyển sang dùng chiến đấu cơ của Nga.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với sự đầu tư lớn trong những năm qua đã vươn lên vị trí thứ 7 thế giới (theo xếp hạng của Global Firepower) vượt qua cả các cường quốc trong EU như Ý hay Đức. Đội quân này gần đây cũng hiện diện ở những điểm nóng mới như Syria và Libya với những mục đích gia tăng tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Những hành động quân sự đơn phương này đang thách thức lại những quy định chung của EU cũng như NATO. Mới đây nhất, từ ngày 15 tháng 8 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai cho tàu chiến hộ tống các tàu thăm dò quay lại thực hiện các hoạt động tìm dầu khí ở vùng biển mà họ có tranh chấp với Hy Lạp.

Các nước EU đều đang rất khó chịu với những bước đi mới này của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng đang lâm vào thế bí không biết xử lý thế nào. EU không thể bỏ rơi Hy Lạp nên đã lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ dừng những hoạt động này "ngay lập tức". Nhưng Tổng thống Erdogan thì rắn mặt hơn khi tuyên bố sẽ không lùi bước. Các ngoại trưởng EU đã phải họp lại để bàn cách xử lý. Họ muốn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại sợ sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên. Lúc này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ đang là lá chắn của EU ở Trung Đông.

Riêng việc Thổ Nhĩ Kỳ giữ lại hơn 1 triệu người tị nạn tràn qua biên giới trong những năm qua nhằm vào EU đã cứu cho khối này khỏi một bàn thua trông thấy. Vì thế, cứ khi nào có sự bất đồng là Thổ Nhĩ Kỳ lại dùng con bài này để đe dọa khiến cho EU phải nhiều lần xuống nước "ngậm bồ hòn làm ngọt". Nhưng lần này, mọi việc đang có dấu hiệu đi quá giới hạn khi Thổ Nhĩ Kỳ đã trực tiếp đe dọa đến chủ quyền của một quốc gia thành viên EU. EU liệu có sẵn sàng trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ như đã làm với Nga hay thậm chí là đưa quân đội tới để giải quyết căng thẳng?

Một điều chắc chắn rằng nếu EU làm căng thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lại càng xa cách với họ để quay sang kết thân với Nga hay thậm chí là cả Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mạnh hơn rất nhiều, giờ đây, họ là thế lực thực sự trong khu vực và EU thì cần họ hơn là họ cần EU.

Quả bóng đã bị đá về phía EU. Xử lý như thế nào là quyền của họ nhưng ưu thế thì rõ ràng nằm trong tay người Thổ. Giờ thì việc có một quốc gia lớn mạnh ngay bên cạnh nhưng không mấy thân thiện lại đang trở thành một vấn đề lớn của khối này.

Tử Uyên

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文