Sóng gió từ thiện

Từ thiện cho ai

18:23 01/01/2016
Hoạt động từ thiện của ta sẽ trọn vẹn nhất khi nó được đến đúng địa chỉ và đúng người cần sự giúp đỡ nhất. Mà điều này, tùy thuộc tất cả vào bản thân của người đi làm từ thiện.

1. Tôi đọc ở đâu đó, có câu rất hay rằng: Khi ta chết đi, những gì ta xài thì đã mất, những gì ta để lại thì người khác xài, ta chỉ mang theo những gì ta đã cho đi”…

Tôi không rõ xuất xứ câu nói trên, nhưng tôi nghĩ đó là tinh thần của nhà Phật. Bởi nhà Phật quan niệm, thân thể con người là tạm bợ, của cải vật chất, công danh, sự nghiệp lại càng là tạm bợ, là vô thường. Người ta hay nói chúng là của ta nhưng thật ra chẳng có gì là của ta cả, thậm chí thân này khi hết duyên trần, ta còn không giữ lại được dẫu có mong muốn, chứ nói chi là những thứ xung quanh ta.

Trong khi đó, cái ta mang theo được lại là cái mà ta đã cho đi. Cái cho đi ở đây được hiểu chính là phước phần mà ta đã tạo nên khi còn sống, bằng những việc thiện, mà cụ thể ở đây là làm từ thiện. Tức đơn giản là mang những thứ mình có, không riêng gì tiền tài, vật chất giúp đỡ cho những người cần giúp, bằng từ tâm của mình. Trong nhà Phật hay gọi là “hạnh bố thí”.

Phải thừa nhận rằng, xã hội ngày nay đang ngày càng có rất nhiều người làm từ thiện. Không chỉ cá nhân làm từ thiện mà người ta còn lập ra rất nhiều các hội, nhóm, tổ chức từ thiện lớn nhỏ khác nhau và hoạt động rất tích cực. 

Hẳn nhiên, đó là một chỉ dấu rất tích cực của xã hội. Nó cho thấy, người ta đang ngày càng sống trong tình nhân ái bao la hơn. Con người ngày càng biết yêu thương, sẻ chia với những số phận xung quanh mình hơn là chỉ yêu lấy bản thân mình. Ở đây, ta thấy vòng tròn tình yêu thương đang ngày càng lớn rộng ra.

Tôi từng chứng kiến các em nhỏ nhịn phần ăn sáng để ủng hộ cho các bạn đồng trang lứa nhà nghèo, bệnh tật. Tôi cũng chứng kiến cảnh các Phật tử, là những bạn sinh viên nghèo tỉnh lẻ đã bớt tiền chợ hằng ngày để đóng góp vào các chương trình từ thiện do nhóm Phật tử của chùa tổ chức. Tôi cũng nhớ như in hình ảnh những bạn trẻ rong ruổi khắp các con phố trong đêm khuya lạnh của những ngày cận Tết đã tặng quà cho các anh lái xe ôm, những người bán hàng dạo đang lấy vỉa hè hay ghế đá công viên làm nơi nương náu…

Thật ra tôi tin, bất cứ địa phương nào cũng không mong thấy cảnh người dân khốn khó cả. Song, đôi khi có một nghịch lý là người ta càng nói nhiều về việc kéo gần khoảng cách giàu nghèo thì khoảng cách ấy lại càng xa. Dẫu biết, phân hóa giàu nghèo là quá trình tất yếu của phát triển xã hội. Nhưng thật khó để quen khi khoảng cách ấy càng lớn, mà lỗi không phải do người nghèo, lỗi do chính sự quyết tâm kéo gần khoảng cách giàu nghèo còn thiếu, hoặc các chính sách không mang tính thực tiễn mà chỉ là trên mây.

Và, người nghèo thì trong bất xã hội nào cũng có. Mà nơi nào có người nghèo, nơi đó cần có những nhà hảo tâm.

Minh họa: Hữu Khoa.

2. Trở lại chuyện làm từ thiện. Tôi không lý tưởng quá rằng, tất cả những ai làm từ thiện cũng bằng từ tâm. Trái lại, ngày nay nhiều người đi làm từ thiện vì nhiều mục đích tư lợi rất khác nhau. Người thì vì danh lợi, tiếng thơm như thường thấy ở một số nhân vật trong giới showbiz. Họ đi từ thiện mà kéo theo cả đoàn phóng viên báo mạng, họ đứng tạo đáng để chụp hình, quay phim; còn có người thì làm từ thiện kiểu cho đi để cầu mong nhận lại một điều gì lợi lạc lớn hơn cho bản thân.

Tôi từng nghe nói, làm từ thiện như vậy thì phước báo sẽ giảm đi, thậm chí chẳng còn gì. Cá nhân tôi thì thấy, riêng việc ta vô tư cho đi đã là nhận lại được rất nhiều rồi, cái nhận ở đây chính là sự an lành trong tâm hồn mình. Có lẽ, nhiều người sẽ cảm nhận rõ rằng, khi ta từ thiện một cách vô tư nhất, tâm hồn ta được an lành nhất. Bởi vì khi đó, hoa từ bi trong lòng đang nở ra!

Còn cho đi mà chỉ mong nhận lại thì tôi cho rằng ta sẽ không thể thấy có sự an lành, bởi trong ta đã dành cho những toan tính. Tất nhiên, việc biết cho đi đã là một hành động đáng quý. Còn tùy vào mỗi người, họ sẽ có cách nghĩ về cái sự cho đi ấy khác nhau.

Trong thời đại của mạng xã hội phát triển như vũ bão thì việc làm từ thiện, kêu gọi từ thiện không có gì dễ dàng bằng. Tuy nhiên, như tít một bài báo mạng gần đây: làm dễ nhưng… lừa cũng dễ! Những thông tin kiểu người này lập facebook kêu gọi từ thiện để rồi ăn chặn số tiền đó, có lẽ đã không còn xa lạ gì với mọi người. Ở những vụ thế này, việc làm từ thiện chỉ là “ảo” nhưng tiền bị lừa là thật.

Kẻ xấu đã nắm bắt tâm lý rằng nhiều người hiện nay không có thời gian trực tiếp tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, những người này chọn cách nhanh nhất, dễ dàng nhất là chuyển khoản. Đây thực ra là phương tiện làm từ thiện rất tiện ích, phù hợp với cuộc sống của những con người bận rộn hiện tại. Tuy nhiên, nếu không khéo thì chúng ta sẽ bị lừa.

Và có lẽ, không có cái xấu và sự nhẫn tâm nào bằng việc người ta nhân danh nhà hảo tâm, đi ăn chặn tiền của người khốn khó cả!

3. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là chúng ta từ thiện như thế nào, cho ai là đúng? Nhất là trong thời buổi hiện tại, khi mà nhiều người biến từ thiện thành một nghề để kiếm sống?! Người thì giả nghèo, giả bệnh, ban ngày bò đi ăn xin nhưng đêm về lại tụ tập đi uống bia, hút chích. Người thì lấy danh “nhà hảo tâm của những nhà hảo tâm”, họ lập fanpage, họ kêu gọi người này người kia ủng hộ, xong khoắng luôn số tiền ấy…

Sự thật là không ít người hiện nay từng một vài lần rơi vào tình trạng bị lừa bởi những kẻ lợi dụng lòng tốt này! Rồi khi biết, người ta đâm ra không tin, không muốn làm từ thiện nữa.

Cá nhân tôi cho rằng, nghĩ như vậy thì sai lại càng sai. Thứ nhất, ta làm từ thiện với tinh thần thi ân bất cầu báu; chuyện mình bắt gặp, dù là người ăn xin ngang đường hay một hoàn cảnh cần giúp ở bất cứ đâu, ta thấy động lòng trước khốn khó của họ (dẫu có thể là giả) và đã chia sẻ bằng cách trao cho họ một ít tiền, cũng có thể chỉ là một chai nước hay một mẩu bánh mì chẳng hạn.

Với tôi, đó là một hành động đẹp, nó lại có ý nghĩa lớn vô cùng, đó là góp phần nuôi dưỡng từ tâm của mỗi người lớn lên hằng ngày. Sẽ khó có thể tưởng tượng một ngày nào đó xã hội sẽ ra sao nếu con người ta vô cảm với mọi hoàn cảnh trước mắt!? Nên theo quan niệm cá nhân, ta không nên băn khoăn về việc từ thiện như vậy!

Còn tất nhiên, hoạt động từ thiện của ta sẽ trọn vẹn nhất khi nó được đến đúng địa chỉ và đúng người cần sự giúp đỡ nhất. Mà điều này, tùy thuộc tất cả vào bản thân của người đi làm từ thiện.

Nói về từ thiện, tôi cũng muốn chia sẻ thêm một điều rằng, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm từ thiện chứ không riêng gì những người có của cải. Chẳng hạn như việc ta cho nhau một nụ cười, nói điều làm người khác được an tâm cũng được gọi là từ thiện rồi! Nhà Phật gọi đó là “vô úy thí”.

Hoàng Lãm

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文