Văn hóa giao thông

21:46 25/06/2020
Tôi chào đời vào một sáng mùa hè nóng nực vào tháng 7 năm 1979, mẹ sinh non 7 tháng bởi một ông lạng quạng say đâm thẳng xe đạp vào người bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Bố tôi làm ca đêm bên nhà máy khóa Việt-Tiệp tuốt bên Đông Anh, ông coi tử vi rất giỏi, xem cho cả phố, cho tất thảy người quen lẫn họ hàng và đa số đều ngồi gật gù với sự chuẩn xác trên lá số nhằng nhịt nét bút. Nhưng hôm đó ông đã không thể đoán được con trai của mình ra đời đầy bất trắc như vậy.


Mẹ tôi hay kể chuyện cũ như vậy khi tôi còn nhỏ vào những buổi tối mùa đông, nó ám ảnh tuổi thơ, tại sao ông say lại đâm vào mẹ nhỉ, mẹ có đau không, mẹ có buồn vì con ốm yếu không…? Nếu ai đó nói những câu chuyện cũ đậm ký ức điều chỉnh được hành vi thì tôi luôn tin điều đó.

Đi ra đường từ bé tôi nhìn thấy bà bầu là đứng ra xa, lớn lên đi xe máy lẫn ôtô luôn giữ khoảng cách vài mét, tôi sợ làm tổn thương họ, tôi lo lắng liệu nếu cô ấy cũng sinh em bé sớm như tôi thì liệu đứa bé có còi cọc, hay bị đau đầu, hay phải đi bệnh viện giống tôi hay không.

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn thường viển vông mong mọi người đều biết nhường nhịn bà bầu và trẻ em như một thứ phản xạ hít thở tự nhiên, dù đó là thứ văn hóa hay hành vi phải làm đã quá cũ kỹ mà bận rộn bon chen cuộc sống đang khiến người đời mai một. 

Bạn tôi sống ở thành phố Đà Nẵng ra đây chơi, nó nhăn như khỉ mỗi lần đi ra đường, từ phố cổ cho đến đô thị mới thênh thang bát ngát. Nó cằn nhằn người ta đi xe ghê quá trời mày ơi, chen ghê quá trời, lấn làn dữ quá trời, còi như cha chết… Tất cả câu cảm thán đều nặng nề dè bỉu.

Có đận tôi dừng đèn đỏ, đám đông nhẫn nại dưới nắng chang chang thì bỗng đâu có hai chị gái đẹp đẹp la còi inh ỏi chen lên bằng được, í ới cũng dễ nghe: “Anh ơi đi lên cho em qua nhờ cái”. Tôi nhường nhưng ông già phía trước thì không, ông mắng yêu một câu mà tôi cười khùng khục: “Hai cái con này vội thế thì sao không đi từ hôm qua đi”.

Sự vội vã sốt ruột là một thứ biểu hiện tâm lý rất buồn cười, đến xếp hàng lên máy bay họ cũng chen bằng được. Có lần ngoài Nội Bài tôi không chịu nổi nói một vị đang hùng hục ủn “Chú nhanh lên máy bay nó sắp bay rồi đấy”, thật buồn ông chú tưởng thật kéo xềnh xệch vali đẩy băng cả dãy người. Cũng may ông không lái xe hơi.

Có một thời gian các anh lái taxi hay dán đuôi xe decal “Hà Nội không vội được đâu”. Đây có lẽ là một câu châm ngôn hiện đại vô cùng chuẩn xác, nếu có cuộc bình chọn qua tin nhắn công bằng thì tác giả của nó ắt đoạt giải cao nhất. Nó vừa hài vừa đủ miêu tả một thứ bi quan dịch chuyển ngoài đường. Tôi tin mấy chữ toen hoẻn đó ắt hẳn cũng đã từng làm nguội nhiều cái đầu nóng hừng hực ý chí chen lấn ở Thủ đô.

Tất nhiên Hà Nội vẫn đẹp, tôi thích đi lang thang đêm, có lẽ chỉ khi ấy nó mới nhang nhác giống cái Hà Nội cũ rích yên bình của mình thời thập niên 1980. Tôi đi không chán lướt qua những con phố cổ quen thuộc, ẩm ướt, tối om và có mùi tuổi thơ. Dọc phố Hàng Bông, Phùng Hưng… nơi tôi nhấp nhổm tập đi xe đạp năm lớp 1 thậm chí còn nghe rõ tiếng xích lách cách bên dưới chân một cách khoái trá.

Vài ngôi nhà vẫn còn nguyên xi như thời ấy và chúng ta phải sống với sự thật, với sự lộn xộn trong cái đô thị mới hiện đại. Trẻ con phố cổ không còn cơ hội tập xe đạp ngoài phố nữa thôi, để con trẻ đạp xe ngoài đường thời buổi này mạo hiểm hơn cả người lớn đi tham quan chiến trường Syria. Chúng được đền bù thỏa đáng bằng sự lo âu bao bọc của cha mẹ và iPad cài chặt trò chơi trên tay cả mùa hè lay lắt có tiếng ve sầu.

Nhà tôi chuyển về Thụy Khuê - Bưởi được gần 20 năm, con phố cũ này giờ cũng lừng lững các tòa tháp chung cư chật người và xe. Mỗi buổi sáng cái tên con đường này được nhắc đi nhắc lại trên kênh VOV Giao thông quốc gia bởi ùn tắc, có những chiếc xe hơi đẹp lóng lánh chui ra từ khu chung cư cao cấp cắt ngang dòng xe nhẫn nhại nhích từng centimet.

Nếu lỡ có anh công an phường ra nhắc chuyển hướng theo dòng giao thông cho phù hợp, họ bình thản kéo kính xuống cãi nhau tay đôi thay vì đi ăn sáng. Đã từ lâu trên báo chí lẫn văn đàn, người ta không dám nói đến chữ “người Hà Nội” và được uyển chuyển thay thế bằng “người sống ở Hà Nội”, một kiểu cách hai mang hiểu thế nào cũng được đỡ bị bắt bẻ “người Hà Nội chúng tôi không hành xử thế”.

Tất nhiên Hà Nội vẫn long lanh đẹp trong những ký ức và để tốt hơn nữa, trong những pano biểu ngữ giăng khắp nơi tuyên truyền về văn hóa giao thông Hà Nội. Có lẽ cần biên soạn thêm vài chục ý, ví dụ “Nhường đường cho bà bầu”, “Nếu bạn vội, hãy đi từ hôm qua”…


Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文