Hàn Quốc vật lộn trong cơn khủng hoảng ngành y tế

07:28 13/03/2024

"Nếu chỉ tiêu tuyển sinh tăng, số lượng bác sĩ nội trú cũng tăng. Các bệnh viện sẽ dễ dàng yêu cầu bác sĩ làm việc chăm chỉ hơn với mức lương rẻ hơn", Park Dan - một bác sĩ nội trú tại Hàn Quốc - chia sẻ ngay khi vừa nộp đơn xin nghỉ việc. Làn sóng đình công ngành y tại Hàn Quốc đã bắt đầu như thế, và dần diễn tiến căng thẳng hơn, bộc lộ những điểm yếu không tưởng của hệ thống y tế xứ sở kim chi.

Nghề mơ ước của triệu người

"Nhà có người làm bác sĩ" đã là mong muốn của rất nhiều gia đình trên thế giới, và Hàn Quốc cũng không phải ngoại lệ. Bác sĩ là nghề được trọng vọng bậc nhất tại quốc gia này, với mức lương và sự đãi ngộ cao hơn rất nhiều so với ngành nghề khác. Cũng bởi thế mà con đường trở thành một bác sĩ tại Hàn Quốc không hề dễ dàng.

Để trở thành một bác sĩ có trình độ ở Hàn Quốc, sinh viên phải hoàn thành khóa học 6 năm bao gồm giáo dục đại học, nghiên cứu tiền lâm sàng và đào tạo thực tế. Dữ liệu từ Jongno Hagwon cho thấy để được nhận vào trường y xếp hạng thấp nhất ở Hàn Quốc, thí sinh cần phải vượt trội hơn 97,7% số học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học khốc liệt Suneung. Yêu cầu này cao hơn đáng kể so với các khoa khác tại Đại học Quốc gia Seoul, ở mức 94,3%. Và để được nhận vào trường Y khoa SNU danh tiếng, thí sinh phải nằm trong top 0,8% học sinh điểm cao nhất tại kỳ thi đại học. Mặc dù vậy, trong 5 năm qua, đã có 2.131 sinh viên bỏ học tại ba trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc là Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei để đăng ký thi lại đại học vào các trường y.

Các bác sĩ Hàn Quốc tham gia biểu tình ngày 3/3 - Ảnh: AP.

Ông Lee Man-ki tại Viện Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục Uway cho biết: "Việc nghỉ học ngay sau khi vào được ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc, có thể là nỗ lực để được nhận vào các trường y, nha khoa hoặc đông y, vốn yêu cầu điểm cao hơn". Còn ông Seong Gwang-jin từng đứng đầu Viện Giáo dục Daejeon, nhận định: "Độ tuổi trung bình và thu nhập đã tăng lên trong xã hội Hàn Quốc, cũng như nhu cầu chăm sóc y tế. Mặt khác, số lượng tuyển sinh tại các trường y vẫn giữ nguyên, điều này khiến nghề y trở thành vị trí được thèm muốn và có thu nhập cao nhất". Nhận định này cũng là dự cảm cho một cuộc khủng hoảng sắp diễn ra.

Trên thực tế, sau khi ra trường, các sinh viên ngành y sẽ phải làm việc như một bác sĩ nội trú trong vài năm trước khi được nâng cấp thành bác sĩ chính. Theo Hiệp hội thường trú thực tập sinh Hàn Quốc, các bác sĩ thực tập và nội trú ở Hàn Quốc làm việc theo ca 36 giờ, so với ca làm việc dưới 24 giờ ở Mỹ. Báo cáo cho biết một nửa số bác sĩ trẻ ở Mỹ làm việc 60 giờ/ tuần hoặc ít hơn, trong khi các bác sĩ Hàn Quốc thường làm việc hơn 100 giờ. Với Ryu Ok Hada, anh cho biết mình làm việc hơn 100 giờ/ tuần tại một trong những bệnh viện đại học danh tiếng nhất đất nước, với mức lương từ 2 triệu won đến 4 triệu won (1.500-3.000 USD)/ tháng, bao gồm cả tiền làm thêm giờ. Với những bác sĩ như Ryu, mức lương như vậy là quá thấp. Sự phân tầng giai cấp trong chính nghề y đang được bộc lộ ngày càng rõ và bào mòn sức lực của những bác sĩ như Ryu.

Báo cáo thường niên của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc với số liệu tính đến năm 2020 cho thấy, một bác sĩ nhãn khoa trung bình kiếm được 290.000 USD/ năm, cao nhất trong số các lĩnh vực y tế ở nước này. Vị trí thứ hai là bác sĩ phẫu thuật thần kinh với 243.000 USD/ năm; bác sĩ da liễu với 212.000 USD/ năm; bác sĩ chuyên phục hồi chức năng với 209.000 USD/ năm. Ngược lại, thu nhập của bác sĩ nhi khoa là 100.000 USD/ năm, thấp nhất so với các bác sĩ ở bất kỳ lĩnh vực nào.

"Ở các nước phương Tây, các bệnh viện công chiếm hơn 50% số cơ sở y tế, nên các bác sĩ rất hoan nghênh quyết định có thêm đồng nghiệp, vì điều đó sẽ giúp giảm khối lượng công việc mà họ vẫn được trả số tiền tương đương. Tuy nhiên tại Hàn Quốc, nhiều bác sĩ điều hành phòng khám riêng, nên nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ sẽ không thể kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Đó là một cuộc chiến giành lợi nhuận", Jeong Hyoung-sun, Giáo sư quản lý y tế tại Đại học Yonsei nói. Trong khi đó, ở một số bệnh viện lớn tại Hàn Quốc, các bác sĩ trẻ thường chiếm tới 1/3 số bác sĩ và thường là những người gần bệnh nhân nhất. Đây chính là yếu tố đẩy những mâu thuẫn lên cao.

Việc bổ sung bác sĩ là chiến lược của Hàn Quốc nhằm đối phó với một xã hội già đi nhanh chóng.Ảnh: Reuters .

Cuộc khủng hoảng chưa từng có

Giọt nước chính thức tràn ly khi Chính phủ Hàn Quốc quyết định tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y thêm 2.000 sinh viên bắt đầu từ năm tới để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Các bác sĩ nội trú, những người cho rằng họ đang làm việc quá sức, bị trả lương thấp và không được lắng nghe, không đồng ý với điều này. Ngày 19/2, các bác sĩ như Ryu, Park Dan cùng hàng trăm bác sĩ nội trú đã nộp đơn nghỉ việc. 10 ngày sau, con số này đã lên tới gần 10.000 bác sĩ tại 97 bệnh viện trên toàn quốc. Từ 20/2, hơn 80% bác sĩ liễu, phẫu thuật thẩm mỹ...), đặc biệt là ở các bệnh viện tại thủ đô Seoul. Nếu tăng số lượng bác sĩ, tỷ lệ cạnh tranh trong ngành sẽ cao hơn và chất lượng bác sĩ sẽ đi xuống do phải đào tạo quá nhiều sinh viên cùng một lúc.

Với những lý lẽ ấy, hơn 2/3 số bác sĩ nội trú của Hàn Quốc đã đình công, theo Bộ Y tế nước này, dẫn đến số ca phẫu thuật tại các bệnh viện đa khoa giảm 50% và số bệnh nhân nhập viện giảm 24%. Các phòng cấp cứu tại các bệnh viện quân đội đã được cung cấp cho người dân sử dụng, trong khi chính phủ ủy quyền cho các y tá tiến hành các thủ tục y tế thường do bác sĩ thực hiện.

Nhưng đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol lại cứng rắn tuyên bố: "Đây không phải là vấn đề để đàm phán hay thỏa hiệp. Thật khó để biện minh trong bất kỳ trường hợp nào cho hành động tập thể nhằm lấy sức khỏe cộng đồng và mạng sống làm con tin, đồng thời đe dọa tính mạng và sự an toàn của con người". Đối với Chính phủ Hàn Quốc, việc có thêm bác sĩ là điều rất quan trọng để đối phó với một xã hội già đi nhanh chóng và sự chênh lệch giữa các khu vực. Theo tính toán, Hàn Quốc sẽ thiếu 15.000 bác sĩ vào năm 2035 để đáp ứng nhu cầu thay đổi nhân khẩu học. Đất nước này cần nhiều bác sĩ hơn để chuẩn bị cho một "xã hội siêu phát triển", khi người cao tuổi chiếm 20% dân số vào năm 2025 và 30% vào năm 2035.

"Hàn Quốc hiện là xã hội già hóa nhanh nhất thế giới. Chúng tôi sẽ trở thành “xã hội siêu già” vào năm tới. Hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác, người cao tuổi cần được chăm sóc y tế nhiều hơn, đồng nghĩa cần nhiều bác sĩ hơn", Andrew Eungi Kim, giáo sư văn hóa và xã hội học tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, nói. Chính phủ Hàn Quốc cho hay, số bác sĩ chỉ ở mức 2,2/1.000 người là thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,7 do các nước thành viên của OECD công bố. Vì vậy, Bộ Y tế Hàn Quốc dự đoán việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch sẽ phần nào giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Chính phủ muốn tăng giới hạn hàng năm trên toàn quốc về số người mới theo học trường y từ 3.058 lên 5.058 vào năm 2025, một phần trong kế hoạch bổ sung 10.000 bác sĩ vào lực lượng lao động vào năm 2035. Giới hạn này được tăng lần cuối vào năm 1998.

Điều đáng nói ở đây, đó là những đề xuất của Chính phủ Hàn Quốc được phần lớn người dân ủng hộ. Một cuộc khảo sát do Liên đoàn Nhân viên chăm sóc sức khoẻ và y tế Hàn Quốc thực hiện vào tháng 12/2023 cho thấy, 89,3% người dân ủng hộ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y. Thế nhưng, sự chưa trọn vẹn trong việc đáp ứng quyền và lợi ích của các bác sĩ nội trú hiện tại có lẽ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng không hề mong muốn ở xứ sở kim chi.

Tính đến ngày 5/3, hành động nghỉ việc tập thể đã bước sang ngày tuần thứ ba, bất chấp việc chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các bác sĩ quay trở lại làm việc. Ông Lee Han-kyung, quan chức thuộc Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết, chính phủ đang cân nhắc thực hiện cơ chế xử phạt vi phạm hành chính đối với khoảng 7.000 bác sĩ tập sự vẫn chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của chính phủ và các cơ quan chức năng.

Còn với bác sĩ nội trú Park Dan, người tham gia làn sóng đình công từ những ngày đầu, nói anh không hoàn toàn phản đối ý tưởng tăng số lượng sinh viên y khoa. Tuy nhiên, Dan "không nghĩ kết luận cần tăng thêm 2.000 sinh viên y khoa mỗi năm đã được cân nhắc kỹ lưỡng và khách quan".

An Nhiên

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文