Mờ mịt

20:27 26/04/2022

Cuộc chiến có khả năng chấm dứt khi một bên giành được thắng lợi quyết định nào đó. Nhưng, vấn đề ở đây không nằm ở Nga hay Ukraine sẽ giành được thắng lợi quyết định, mà thực chất, xung đột trong nhiều tuần lễ qua là cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây, đứng đầu là Mỹ...

Đột biến nguy hiểm

Tuần dương hạm tên lửa Moscow, một trong những soái hạm trong Hạm đội Biển Đen của Nga bốc cháy, bị hư hại nặng rồi chìm trong khi đang được lai dắt về cảng. Phía Nga nói một bất cẩn sơ ý đã khiến kho đạn trên tàu phát nổ làm tàu hư hại nghiêm trọng dẫn tới bị chìm trong khi Ukraine vội vã thông báo quân đội nước này đã phóng tên lửa chống hạm Neptune trúng tàu Moscow để loại con tàu này ra khỏi vòng chiến.

Chưa biết nguyên nhân thực sự của vụ tàu Moscow bị chìm nằm ở đâu nhưng ngay sau đấy, Moscow đã tuyên bố rằng nếu Kiev tiếp tục các hành động mà Moscow gọi là "phá hoại và khủng bố" bên trong lãnh thổ Nga thì phía Nga sẽ không loại trừ khả năng tấn công trực diện vào giới lãnh đạo hoạch định chính sách của Ukraine, điều mà từ khi bắt đầu phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Moscow đã kiếm chế, không thực hiện...

Hơn một nửa trong số 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đang lưu giữ bên ngoài nước Nga bị phong tỏa. Ảnh: L.G

Đấy là những diễn biến căng thẳng đột biến trong cuộc xung đột ở Ukraine đã kéo dài nhiều tuần lễ và chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Với mức độ nghiêm trọng của những tuyên bố đó và các hệ lụy (chính trị) nặng nề có thể có nếu chúng được thực hiện trên thực địa, cuộc chiến ở Ukraine đang bước vào giai đoạn leo thang cực kỳ nguy hiểm. Tất cả đều biết năng lực vượt trội về vũ khí trang bị của quân đội Nga, với những tên lửa đạn đạo được dẫn đường cực kỳ chính xác, có thể đánh trúng mục tiêu từ những cự ly xa không tưởng.Điều gì sẽ xảy ra nếu như bộ chỉ huy chiến lược của Ukraine trở thành mục tiêu của một vụ tấn công bằng vũ khí chính xác?

Quả thật không một ai có thể hình dung hậu quả của một vụ việc như thế. Nó cho thấy cuộc chiến ở Ukraine cần phải nhanh chóng chấm dứt hay ít ra là cũng phải giảm căng thẳng mức độ xung đột.

Nhưng, như thế thì cũng có nghĩa là phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: bằng cách nào mà cuộc xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt?

Sân khấu đẫm máu

Cuộc chiến có khả năng chấm dứt khi một bên giành được thắng lợi quyết định nào đó. Nhưng, vấn đề ở đây không nằm ở Nga hay Ukraine sẽ giành được thắng lợi quyết định, mà thực chất, xung đột trong nhiều tuần lễ qua là cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây, đứng đầu là Mỹ.

Nếu nhìn nhận một cách logic như vậy thì mới thấy là cuộc chiến Ukraine, về bản chất đã được nâng lên một tầm mức mới khi Ukraine chỉ là sân khấu đẫm máu cho cuộc chiến địa chính trị giữa hai địch thủ thời Chiến tranh Lạnh. Mà nếu đã là cuộc chiến giữa hai địch thủ lớn, vốn từng thử sức ngang ngửa với nhau suốt mấy chục năm Chiến tranh Lạnh, thì hà cớ gì giờ đây lại có thể kết thúc một cách chóng vánh?

Nhưng, nói gì thì nói, chiến trường vẫn là Ukraine. Có nghĩa là mục tiêu của cả Nga và Ukraine trên chiến trường sẽ định hình tiến trình các cuộc đàm phán dẫn tới kết thúc xung đột.

Mà mục tiêu của Nga thì đã nhiều lần được tuyên bố công khai: Kiev phải công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea; bảo vệ các nước cộng hòa tự xưng được Moscow công nhận chỉ vài ngày trước khi nổ ra cuộc chiến; bảo đảm quy chế trung lập cho Ukraine; phi quân sự hóa, phi phát xít hóa Ukraine.

Kèm theo là một tuyên bố chính thức được nhắc đi nhắc lại: Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine. Mà đúng ra, với khoảng 200.000 quân Nga tham chiến, con số tối đa cho tới lúc này, việc chiếm đóng một đất nước rộng lớn như Ukraine rõ ràng là bất khả. Đấy là chưa kể việc quân số của toàn bộ quân đội Ukraine dùng để chống lại Nga cũng gần tương đương. Cho dù lực lượng không quân, hải quân của Ukraine có bị Nga đánh cho tê liệt thì cách đánh du kích và phân tán lực lượng của phía Ukraine cũng không dễ cho lực lượng của Nga có thể chiếm được các thành phố lớn mà không bị sa lầy trong các cuộc bộ chiến đô thị.

Thế nên hợp lý nhất là Nga tuyên bố những mục tiêu của giai đoạn 1 đã đạt được và giờ đây, dồn quân cho mục tiêu thứ hai là "giải phóng Donbass". Một "chiến thắng" ở Donbass có thể coi như một cách để Nga tuyên bố đã hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt và như vậy, có thể dễ đi tới thỏa thuận với Kiev.

Donbass - mặt trận quyết định

Ukraine tuyên bố mục tiêu đánh nhanh thắng nhanh của Moscow đã thất bại với việc quân Nga rút khỏi khu vực quanh Kiev.Trước mắt, Ukraine cũng sẽ buộc phải điều chỉnh lực lượng về mặt trận Donbass cho cuộc chiến quyết định ở đây.

Trong cuộc chiến này, Tổng thống Zelensky hoàn toàn trông chờ vào sự viện trợ quân sự của Mỹ và phương Tây bởi vì rõ ràng, về mặt trang bị vũ khí, Ukraine thua thiệt hơn rất nhiều so với đối thủ. Mới nhất, Mỹ đã công bố gói viện trợ bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine, bao gồm nhiều loại vũ khí hạng nặng như 11 trực thăng Mi-17 trước đây định dành cho Afghanistan, 18 khẩu pháo Howitzer 155mm và 300 máy bay không người lái Switchblade cùng các hệ thống radar.

Những vũ khí này thích hợp cho tác chiến trên địa hình vùng Donbass, bù đắp phần nào cho sự chênh lệch về ưu thế vũ khí giữa Ukraine với Nga.Điều đó cũng có nghĩa là mặt trận Donbass sẽ mang ý nghĩa quyết định đối với cả hai bên. Một khi Ukraine được trang bị càng nhiều vũ khí của phương Tây để kéo dài cuộc chiến thì Nga càng bị sa lầy.

Đó có thể cũng là lý do khiến cho phía Nga tố Ukraine bị phương Tây "định hướng" để kéo dài đàm phán, từ việc thay đổi các điều khoản đã đạt được trong đàm phán ở Istanbul cho tới việc đưa ra những đòi hỏi về việc thỏa thuận với Nga chỉ có thể thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, một quá trình có thể kéo dài vô tận.

Nhà máy thép Azovstal, Mariupol bị hư hại sau đợt pháo kích. Ảnh: L.G

Trong quá trình đàm phán, Ukraine đã không dưới một lần thể hiện quan điểm chấp nhận những điều kiện Nga đưa ra như về quy chế trung lập, không gia nhập NATO (nhưng vào EU).

Tuy nhiên, với những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia như Crimea hay Donbass, rất khó để Ukraine chính thức thừa nhận theo đòi hỏi của Nga. Nếu những khúc mắc mang tính nguyên tắc này được giải quyết theo một cách nào đó cho phía Ukraine (mà một trong những phương án khả dĩ nhất là phản đối công khai nhưng chấp nhận trên thực tế) thì khi ấy mới hy vọng gỡ được nút thắt trong các cuộc đàm phán giữa hai bên để đi tới một thỏa thuận chấm dứt xung đột.

Sức nặng của những lệnh trừng phạt kinh tế?

Còn có một khả năng nữa để đi tới giải pháp chấm dứt xung đột Ukraine: tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga.

Nói cho đúng hơn, phải có điều kiện cần và đủ để giải pháp này có thể xảy ra: trong khi chờ đợi các lệnh trừng phạt ngặt nghèo tác động đủ mạnh đối với nền kinh tế Nga thì Ukraine phải tiếp tục cầm cự được với các lực lượng của Nga trên chiến trường. Một thế giằng co đủ lâu khiến nền kinh tế Nga không thể chịu đựng nổi sẽ tác động đến chính sách của Moscow đối với Ukraine.

Thế nhưng, trên thực tế, dường như Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống này. Trong số các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây, đáng kể nhất là việc "ngắt" kinh tế Nga ra khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, vốn cho phép chuyển khoản tài chính an toàn và hiệu quả. Nga lập tức tìm kiếm những công cụ thanh toán mới (đã có) của nước này và của Trung Quốc.

Đòn nặng nhất giáng vào kinh tế Nga là biện pháp phong tỏa khoảng một nửa trong 630 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đang lưu giữ bên ngoài nước Nga, chủ yếu là ở phương Tây. Nga đã phản đòn bằng cách buộc các khách hàng (từ các nước "không thiện chí") mua dầu lửa, khí đốt của Nga phải thanh toán bằng đồng ruble, nếu không Nga sẽ khóa vòi bơm khí đốt sang các nước châu Âu, thời hạn thực hiện chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Đây là một phản đòn "nhất tiễn hạ song điêu" bởi vì nếu thiếu dòng năng lượng từ Nga thì vấn đề không phải là người dân một số nước châu Âu chỉ cần mặc thêm một chiếc áo len chống rét là đủ, mà nền công nghiệp của nhiều nước, chẳng hạn như Đức hoặc Hungary, đơn giản là sẽ lao đao. Trong khi đó thì quyết định này của Nga cũng đã kịp thời vực dậy giá trị của đồng ruble, vốn trước đấy bị mất giá trầm trọng so với đồng USD do Nga khó tiếp cận với đồng USD.

Lịch sử cho thấy các lệnh trừng phạt nhiều khi mang đến những hậu quả không lường trước được.Các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhằm vào nước Nga không có tác động tức thời làm tổn thương nền kinh tế tới mức buộc Moscow phải sớm chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.Chúng cần phải có đủ thời gian để tác động và như thế, khả năng kéo dài cuộc chiến ở Ukraine đến đâu dường như phụ thuộc vào mức độ chống chịu của nền kinh tế Nga.

Có nghĩa là trong khi nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine đã bị phá hủy hầu như hoàn toàn bởi chiến tranh khiến nhiều nước phương Tây phải liên tục tiếp sức qua các gói viện trợ quân sự, thì ngành công nghiệp quốc phòng của Nga vẫn tiếp tục hỗ trợ được cho chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine!

Mà như thế thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài.Giải pháp tối hậu cho xung đột Ukraine còn mờ mịt.

Yên Ba

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文