Mỹ - Nhật - Hàn: Tam giác chiến lược Đông Bắc Á

09:18 28/02/2022

Trong nỗ lực làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đồng minh, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã có những cách tiếp cận mới đầy nỗ lực trong thời gian qua, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á.

Ưu tiên mới

Cuộc gặp tại Hawaii từ 12 đến 13-2 vừa qua giữa ngoại trưởng 3 nước Mỹ - Nhật - Hàn không phải là lần đầu tiên các nhà ngoại giao hàng đầu của 3 nước gặp nhau kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền tháng 1-2021. Bản tuyên bố chung được công bố sau đó không đưa ra thêm những thông tin mới đáng chú ý nào nhưng nếu nhìn vào thời điểm diễn ra cuộc gặp này, chúng ta sẽ thấy nó rất đặc biệt.

Từ đầu năm 2022 tới nay, không hề thấy bóng dáng của những nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ tại Ukraine, nơi mà người Mỹ liên tục đưa ra những cảnh báo về một cuộc chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Những thông tin được đưa ra chỉ đến từ Nhà Trắng, nơi cách xa "khu vực nguy hiểm" hàng chục ngàn km. Những động thái ngoại giao đáng chú ý nhất của chính quyền Mỹ trên thực địa lại là rút các nhân viên của mình về nước. Rõ ràng, bằng cả lời nói lẫn hành động, người Mỹ đang không dành sự lưu tâm cho vấn đề ở Ukraine hơn một khu vực khác. Cụ thể ở đây là Đông Bắc Á.

Cuộc gặp ngoại trưởng 3 nước tại Hawaii diễn ra trong bối cảnh đặc biệt.

Khu vực Đông Bắc Á quan trọng với Mỹ như thế nào?Hãy nhìn vào hai đồng minh của họ trong khu vực này, đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù là hai cường quốc hàng đầu thế giới nhưng trong 70 năm qua, hai quốc gia này luôn sống dưới cái ô bảo vệ của quân đội Mỹ. Sự "bảo vệ" đó giúp hai quốc gia này tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, đồng thời cũng biến hai quốc gia này trở thành "căn cứ" quan trọng giúp Mỹ gây ảnh hưởng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mối quan hệ càng trở nên quan trọng hơn nữa khi Nhật Bản và Hàn Quốc nằm ngay cạnh đối thủ chiến lược của nước Mỹ trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, song song với việc chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt kể từ khi chính quyền ông Biden khẳng định Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ trong các vấn đề quốc tế, cũng là lúc Mỹ định vị lại vai trò của các đồng minh Đông Bắc Á với mình. Chính vì vậy, kể cả khi châu Âu đang "đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh" thì ưu tiên của nước Mỹ vẫn là củng cố quan hệ đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á, nơi giữ vị trí "mũi nhọn chiến lược" nhắm vào đối thủ Trung Quốc.

Tam giác chiến lược

Nếu so với các đồng minh khác trong khu vực thì Nhật Bản, Hàn Quốc coi trọng mối quan hệ với Mỹ hơn nhiều. Việc tồn tại, phát triển lâu dài dưới sự "bảo đảm an ninh" của quân đội Mỹ là một tiền đề hết sức quan trọng đối với họ.

Ngược lại, Mỹ cũng coi trọng hai đồng minh vì sức mạnh mà họ sở hữu. Là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt trội trong khu vực, Nhật Bản và Hàn Quốc có thể đương đầu tốt với những sức ép kinh tế, chính trị từ mọi đối thủ. Năng lực phát triển nền công nghiệp quốc phòng của cả hai nước cũng ở trình độ rất cao.Trong những năm gần đây, cả hai nước đều gia tăng ngân sách quốc phòng, đặc biệt là Nhật Bản - với mục tiêu tái lập Bộ Quốc phòng. Trong khi đó Hàn Quốc đang có những bước phát triển vượt trội về công nghệ quốc phòng, vươn lên thành một trong 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong 5 năm qua. Năng lực kinh tế quốc phòng này chính là nguồn lực lớn nhất trong khu vực có thể bổ sung cho người Mỹ trong trường hợp họ cần sự hỗ trợ.

Một trong những lý do quan trọng để Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn sàng đứng bên cạnh Mỹ trong những diễn biến căng thẳng của khu vực chính là vị trí độc lập của hai quốc gia trong khu vực. Nằm tách biệt ở Đông Bắc Á, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có những khúc mắc trong quan hệ với các quốc gia lân cận là Nga, Triều Tiên và đặc biệt là Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc hay tiến trình phục hồi ảnh hưởng của nước Nga đã khơi lại những tranh chấp có tính lịch sử với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nước Mỹ gần như là chỗ dựa duy nhất trong trường hợp tình hình khu vực trở nên căng thẳng gây bất lợi cho họ. Ngược lại, chính vị trí địa lý của Nhật Bản, Hàn Quốc gần với cả Trung Quốc và Nga đã giúp cho nước Mỹ có được ưu thế lớn, khi có thể duy trì lực lượng quân đội thường trực đóng trên lãnh thổ các đồng minh này.

Vị trí địa lý, mối quan hệ lịch sử cũng như hoàn cảnh hiện tại kéo Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc ngày càng xích lại gần nhau hơn.Đây là mối quan hệ có tính chiến lược quan trọng đối với cả 3 bên, rộng khắp ở các mặt kinh tế - chính trị - quốc phòng.

Hợp tác quân sự là một phần quan trọng trong chiến lược phối hợp giữa Mỹ với các đồng minh Đông Bắc Á.

Siết chặt các mối dây

Dù vậy, cũng không phải là không có những vấn đề nảy sinh tranh cãi trong quá khứ.

Nhiệm kỳ 4 năm của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm sứt mẻ mối quan hệ đồng minh - đối tác trên toàn thế giới nói chung và khu vực Đông Bắc Á nói riêng. Trong nỗ lực tái kết nối với các đồng minh, chính quyền của ông Biden hiện tại phải xoa dịu được những bất an này, để đảm bảo Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn luôn tin tưởng vào sự "hỗ trợ" của Mỹ khi cần thiết. Không những thế, trong một chiến lược lớn hơn, nước Mỹ sẽ cần Nhật Bản, Hàn Quốc ở những vai trò đầu tàu. Mỹ đang muốn gia tăng cả vai trò cũng như trách nhiệm của Nhật - Hàn trong những vấn đề khu vực. Chính vì thế, chỉ một ngày sau khi công bố "chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa" ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ lập tức bay tới Hawaii để gặp hai người đồng cấp của mình, đồng thời đưa ra bản tuyên bố chung thể hiện sự thống nhất của cả 3 bên.

Bên cạnh đó, trong mối quan hệ song phương giữa các nước cũng tồn tại những khúc mắc. Nhật Bản với Hàn Quốc trong một thời gian đã khá căng thẳng vì cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thường xuyên ghé thăm đền Yasukuni, nơi thờ những sĩ quan Nhật bị từ hình vì tội ác trong Thế chiến 2. Hiện nay chính quyền mới của Thủ tướng Kishida Fumio đã giảm bớt mức độ của những lần thăm viếng này giúp cho tình hình được xoa dịu. Những tranh chấp thương mại giữa Nhật Bản với Hàn Quốc được khơi mào từ năm 2019 cũng đang được giải quyết, với Mỹ đứng ra làm trọng tài. Dù vẫn vướng phải những vấn đề để lại từ lịch sử nhưng mối quan hệ Nhật - Hàn khó có thể căng thẳng hơn nữa.

Ở chiều ngược lại, Mỹ và Nhật đang có những động thái ủng hộ Hàn Quốc mạnh mẽ hơn trong việc cải thiện quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Mới đây, chính Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ vô điều kiện Triều Tiên trong khó khăn. Trong khi đó Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong cuộc gặp tại Hawaii đã lắng nghe những đề xuất mới của Hàn Quốc để thúc đẩy lại tiến trình đàm phán giữa các bên.Đây là những bước đi rất cụ thể của cả 3 nước nhằm thắt chặt lại quan hệ.

Nước Mỹ đang dành nhiều ưu tiên hơn cho những đồng minh ở châu Á trong thời gian gần đây. Đặc biệt, khác với chính quyền tiền nhiệm của ông Donald Trump chỉ nhắm tới những cuộc đối thoại song phương và bỏ qua sự phối hợp đồng minh thì ông Biden khuyến khích những cuộc đối thoại 3 bên để tăng cường kết nối như hiện nay. Đây là điểm mới trong cách tiếp cận vấn đề của nước Mỹ.

Sau cuộc gặp 2 ngày tại Hawaii, bản tuyên bố chung do ngoại trưởng 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã khẳng định tầm quan trọng của quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 3 nước trong việc tìm hướng giải quyết những "thách thức lớn nhất của thế kỷ XXI". Những thách thức đó là gì, theo lập trường của Mỹ, có lẽ cũng không quá khó hình dung.

Tử Uyên

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文