Sức mạnh tên lửa đạn đạo Hyunmoo của Hàn Quốc

13:11 22/10/2024

Cuối tháng 9, nhân kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang, Hàn Quốc đã phô diễn hàng loạt vũ khí tối tân, trong đó có hệ thống tên lửa đạn đạo Hyunmoo-V. Đây được coi là loại tên lửa tầm trung mạnh nhất từ trước đến nay của xứ sở kim chi.

“Quái vật” mang đầu đạn 9 tấn

Theo thông tin đăng tải trên tờ ArmyRecognition, tên lửa Hyunmoo-V mới của Hàn Quốc hứa hẹn sức hủy diệt tương đương vũ khí hạt nhân với đầu đạn nặng 9 tấn. Chính quyền Seoul mô tả đây là vũ khí trả đũa nhằm chống lại các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Đầu đạn của tên lửa Hyunmoo-V được thiết kế để xuyên qua các đường hầm và boong-ke chôn sâu, có khả năng gây ra những tác động tương đương với vũ khí hạt nhân mà không vượt qua ngưỡng hạt nhân.

Tên lửa Hyunmoo-II và bệ phóng Transporter Erector (TEL).

Với tổng trọng lượng 36 tấn và lực đẩy 75 tấn, Hyunmoo-V đi theo "quỹ đạo cao", bay qua tầng ngoài cùng để tăng cường khả năng xuyên phá trước khi lao xuống mục tiêu với tốc độ nhanh gấp mười lần tốc độ âm thanh. Một nghiên cứu viên tên Yang Uk tại Viện Nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul lưu ý rằng, bệ phóng di chuyển của tên lửa Hyunmoo-V có thể di chuyển cả 18 bánh xe ở góc khoảng 45 độ, cho phép nó di chuyển theo đường chéo để tăng khả năng cơ động. Đáng chú ý, tên lửa Hyunmoo-V sử dụng hệ thống phóng lạnh độc đáo, sử dụng khí nén để đẩy trước khi đánh lửa. Kỹ thuật này giảm thiểu thiệt hại cho bệ phóng và tăng độ ổn định hoạt động do nhiên liệu rắn mạnh của tên lửa.

Được Seoul gọi là "tên lửa công suất cao" (HPM), cả Hyunmoo-IV-1 và Hyunmoo-V đều được thiết kế để xuyên thủng các trung tâm chỉ huy nằm sâu dưới lòng đất bằng cách kích nổ trên các cơ sở ngầm, về cơ bản là chôn vùi chúng. Tầm bắn tối đa chính xác của Hyunmoo-V vẫn chưa được tiết lộ, nhưng các chuyên gia suy đoán rằng, nó có khả năng đạt tới khoảng cách lên tới 3.000 km trở lên, đưa nó vào loại tên lửa tầm trung.

Người ta đã so sánh nó với tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ về trọng lượng đầu đạn và lực đẩy, mặc dù Hyunmoo-V được cho là tên lửa hai tầng. Hanwha Aerospace, nhà sản xuất tên lửa Hyunmoo cho hay, tất cả tên lửa Hyunmoo đều được trang bị hệ thống né tránh để chống lại các hệ thống phòng không của đối phương. Đầu năm 2024, Hanwha Aeros tuyên bố rằng họ đã thử nghiệm thành công tên lửa Hyunmoo-V.

Thông tin về các cuộc thử nghiệm tên lửa thường được tiết lộ thông qua Thông báo cho phi công (NOTAM), là thông báo được ban hành để đảm bảo an toàn không phận trong các hoạt động liên quan đến tên lửa. Phân tích NOTAM cho thấy, các cuộc thử nghiệm Hyunmoo-V diễn ra vào ngày 26 hoặc 27/12/2023, gần làng Jeongjuk-Ri ở bờ biển phía tây. Các cuộc thử nghiệm nhắm vào một nhóm đảo cách điểm phóng khoảng 185 km về phía nam, khoảng cách tương đương với khoảng cách giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

Giới quan sát cho rằng, việc công khai tên lửa Hyunmoo -V phù hợp với khoản đầu tư chiến lược của Hàn Quốc vào "Hệ thống phòng thủ 3K", một chiến lược phòng thủ nhiều lớp được thiết kế để ngăn chặn và ứng phó với các mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Hệ thống này bao gồm ba thành phần: chiến lược Kill Chain; hệ thống Phòng thủ tên lửa và phòng không của Hàn Quốc (KAMD); kế hoạch trừng phạt và trả đũa hàng loạt của Hàn Quốc (KMPR).

Kill Chain tập trung vào việc phát hiện và tấn công nhanh chóng các mối đe dọa tên lửa của CHDCND Triều Tiên, nhằm vào các cơ sở hạt nhân và tên lửa trước khi chúng có thể phóng. Hệ thống này được cho là có khả năng nhắm vào các bệ phóng tên lửa di động trong vòng 30 phút. Hệ thống KAMD có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đang bay tới, cung cấp khả năng phòng thủ nhiều lớp cho các cơ sở quan trọng và trung tâm dân cư.

KAMD sử dụng tên lửa đất đối không tầm xa (L-SAM) sản xuất trong nước làm tên lửa đánh chặn cấp cao có khả năng đánh chặn các vật thể bay ở độ cao lên tới 60 km. Kế hoạch trừng phạt và trả đũa hàng loạt của Hàn Quốc đóng vai trò là chiến lược răn đe, với giả định rằng một cuộc tấn công của CHDCND Triều Tiên đã được bắt đầu. Trong trường hợp như vậy, Hàn Quốc sẽ trả đũa bằng sự kết hợp của tên lửa chính xác, máy bay tiên tiến và lực lượng tác chiến đặc biệt.

Không quân sử dụng các hệ thống PAC-3, máy bay phản lực F-35A và máy bay giám sát Global Hawk. Hải quân sử dụng tàu ngầm 3.000 tấn được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và tàu khu trục KDX-III Aegis với tên lửa SM-2. Các kế hoạch trong tương lai bao gồm tích hợp vệ tinh giám sát quân sự, đơn vị tác chiến mạng, lực lượng tập trung vào không gian và các đơn vị lực lượng đặc biệt vào mạng lưới phòng thủ.

“Gia đình” tên lửa Hyunmoo

Hyunmoo (nghĩa là người bảo vệ bầu trời phương Bắc) là một dự án tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình do quân đội Hàn Quốc phát triển. Các loại tên lửa trong dự án có tầm hoạt động từ 180km đến 1.500 km. Việc nghiên cứu sản xuất tên lửa Hyunmoo bắt đầu từ năm 1974 với công nghệ chuyển giao từ Mỹ, sau đó, Hàn Quốc đã phát triển thành công loại tên lửa hai tầng dựa trên thiết kế kỹ thuật của tên lửa đất đối không Nike Hercules vào năm 1978 và phiên bản cải tiến tiếp tục được phóng thành công vào năm 1986. Đây là loại tên lửa được chế tạo và phát triển thành công với nhiều phiên bản khác nhau đầu tiên của Hàn Quốc sau dự án Baekgom trước đó gặp phải trục trặc kỹ thuật.

Trong dự án này, các nguyên mẫu Hyunmoo-I và Hyunmoo-II là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 180km đến 500 km, còn Hyunmoo-III là tên lửa hành trình được phát triển dựa trên tên lửa Tomahawk của Mỹ với tầm bắn từ 500 km đến 1.500 km. Ngoài ra, còn có thêm một số mẫu khác dùng cho việc xuất khẩu nhưng tầm bắn của những loại này bị giới hạn không quá 180 km. Cuối năm 2009, các phiên bản nâng cấp là Hyunmoo-IIA và Hyunmoo-IIB lần lượt được đưa vào biên chế.

Theo tiết lộ của một quan chức chính phủ Hàn Quốc thời bấy giờ, dự án  sản xuất tên lửa Hyunmoo được phát triển để đối phó với mối đe dọa tên lửa từ CHDCND Triều Tiên và có thể vươn tới các thành phố ở các nước khác. Trong quá trình chế tạo, Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ cung cấp nhiên liệu tên lửa còn hệ thống dẫn đường quán tính thì được cung cấp bởi GEC-4 của Anh.

Kể từ khi phát triển Hyunmoo-I vào năm 1986, Hàn Quốc đã liên tục nỗ lực mở rộng hệ thống tên lửa Hyunmoo, bao gồm một số biến thể. Chúng đóng vai trò là vũ khí chiến lược mạnh nhất trong kho vũ khí của Hàn Quốc và là phương tiện răn đe đối với các đối thủ tiềm tàng. Quân đội Hàn Quốc đã chọn kiên trì với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn đầy thách thức về mặt công nghệ trong quá trình phát triển hệ thống tên lửa Hyunmoo. Mặc dù hệ thống đẩy nhiên liệu rắn đặt ra nhiều thách thức hơn trong quá trình phát triển so với các hệ thống nhiên liệu lỏng, nhưng tên lửa nhiên liệu rắn được biết đến với độ tin cậy và khả năng phản ứng nhanh. Trái ngược với tên lửa đạn đạo Scud mà CHDCND Triều Tiên sử dụng, đòi hỏi các quy trình trước khi phóng kéo dài, loạt tên lửa Hyunmoo có khả năng phóng nhanh và mang tính linh hoạt để thích ứng với nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.

Hyunmoo-I (dựa trên tên lửa Nike Hercules của Mỹ từ những năm 1960) đã ngừng hoạt động, hiện quân đội Hàn Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hyunmoo-II (SRBM) và tên lửa hành trình Hyunmoo-III. Quá trình phát triển tên lửa đạn đạo Hyunmoo-IV và Hyunmoo-V cũng đã hoàn thành và đang được triển khai. Các tài liệu cho thấy, phiên bản mới nhất của tên lửa Hyunmoo-II là Hyunmoo-IIC có tầm bắn tối đa là 1.000 km và trọng lượng đầu đạn ước tính là 0,5 tấn. Hiện tại, nó đóng vai trò là thành phần chính trong chiến lược Kill Chain.

Trong khi đó, Hyunmoo-III là tên lửa hành trình duy nhất trong “gia đình tên lửa” Hyunmoo. Hyunmoo-IIIC có tầm bắn tối đa là 1.500 km. Hyunmoo-IIID đang được phát triển sẽ có tầm bắn là 3.000 km và mang đầu đạn nặng 0,5 tấn. Các biến thể trên hải quân của Hyunmoo-III bao gồm tên lửa hành trình tấn công trên bộ phóng từ tàu được gọi là "C-Star-II" và tên lửa hành trình tấn công trên bộ phóng từ tàu ngầm được gọi là "C-Star-III".

Tên lửa C-Star-II hiện đang được biên chế trong Hạm đội tác chiến hàng hải số 7 của Hải quân Hàn Quốc, tại căn cứ Hải quân Jeju. Các tàu có thể sử dụng tên lửa này là tàu khu trục lớp KDX-II/Chungmugong Yi Sun-sin và tàu khu trục lớp KDX III Batch 1/Sejong the Great. C-Star-III còn đang được triển khai trên tàu ngầm KSS-II, KSS-III Batch-I và được phóng từ ống phóng ngư lôi.

Tên lửa đạn đạo Hyunmoo-IV, được phát triển vào năm 2020, có tầm bắn tối đa 800 km và trọng lượng đầu đạn vượt quá 2,5 tấn. Hyunmoo-IV cũng có các biến thể dành cho Hải quân như Hyunmoo-IV-2 được thiết kế riêng cho tàu nổi, bao gồm cả tàu tấn công; Hyunmoo-IV-4 đã được phóng thành công vào năm 2021 và 2022 từ tàu ngầm KSS-III Batch-I. Các tàu ngầm này có khả năng mang tổng cộng 6 tên lửa Hyunmoo-IV-4.

Bộ Tư lệnh chiến lược vận hành hệ thống tên lửa Hyunmoo trong cả hai vai trò Kill Chain và kế hoạch KMPR. Hiện bộ này đang lên kế hoạch sở hữu hơn 200 tên lửa Hyunmoo-V và mua thêm các biến thể mới của tên lửa Hyunmoo-II, Hyunmoo-II, Hyunmoo-IV. Hàn Quốc gọi những tên lửa này là "tên lửa cực chính xác, công suất cao" hoặc "tên lửa đạn đạo siêu mạnh" thay vì sử dụng các tên gọi thông thường như tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Huyền Chi

Trước những dấu hiệu bất thường liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch, thực hiện dự án Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu địa phương này làm rõ, đồng thời có văn bản báo cáo Thanh tra Bộ trước ngày 25/12/2024.

Ngày 24/12, tại Công an tỉnh Tuyên Quang, Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện xu hướng dịch chuyển của tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự lên không gian mạng”. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Bộ Công an chủ trì Hội thảo.

Năm 2024 ghi dấu mốc quan trọng với việc 19 tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), bảo đảm vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc phục hồi phát triển kinh tế, xã hội (KTXH), bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cung ứng điện, than, xăng dầu... cho phát triển KTXH, bảo toàn vốn và các nguồn lực Nhà nước giao.

Lô đề, bài bạc là vòng xoáy nghiệt ngã khiến nhiều người bị cuốn vào như con thiêu thân. Trước nỗ lực truy quét, triệt xóa của lực lượng chức năng, trò chơi đỏ đen này liên tục biến hóa, trá hình để tồn tại và giăng bẫy lừa đảo...

Các nguồn thạo tin ngày 24/12 cho hay, thời gian gần đây, Nga đã tiến hành nhiều đợt phản công lớn tại Kursk. Cường độ các cuộc tấn công cho thấy quyết tâm của Tổng thống Vladimỉr Putin nhằm loại bỏ con bài mặc cả của Ukraine trong bối cảnh sức ép đàm phán gia tăng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025.

Ngày 24/12, Công an phường 1, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phối hợp với chị Lê Thị Kim Ngân (SN 1984, ngụ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) trả lại 4 cây vàng 9999 cho người đánh rơi.

Những ngày này, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội nơi có Nhà thờ Lớn đón rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, vui chơi và đón lễ Giáng sinh. Nhằm đảm bảo cho nhân dân được đón lễ Giáng sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí an ninh, an toàn, Công an phường Hàng Trống đã lập kế hoạch, tham mưu cho Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chính quyền địa phương tổ chức các phương án phân luồng giao thông và giữ gìn an ninh trật tự (ANTT).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文