200 đồng bào dự “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2023

07:59 04/04/2023

Ngày 3/4, Ban Quản lý Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 19/4.

Tham gia sự kiện có khoảng 200 đồng bào thuộc 17 cộng đồng dân tộc của 15 tỉnh, thành phố thuộc nhiều vùng, miền trên cả nước và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ sĩ. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số và là dịp để đồng bào giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Ảnh minh họa.

Ngày hội cũng là dịp để tổng kết, đánh giá, nhận diện các vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện, vận dụng sáng tạo thực hành văn hóa nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản vì mục tiêu chấn hưng văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong khuôn khổ Ngày hội có nhiều hoạt động. Nổi bật có diễn đàn văn hóa với chủ đề “Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Dự kiến, tại diễn đàn có 40 tham luận, 2 talk show, trưng bày hình ảnh về sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam kết hợp với thực hành di sản và nghề thủ công truyền thống, trình diễn nghệ thuật văn hoá được UNESCO ghi danh và một số di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dịp này, tại Làng Văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam còn có triển lãm giới thiệu bộ sưu tập hiện vật về văn hoá các tộc người, tái hiện nghi lễ nông nghiệp truyền thống “Mang lúa về kho” (Nhô Yàng kòi) của dân tộc Mạ tỉnh Lâm Đồng, tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, Lễ cúng ché của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk, Lễ Chá mùn của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa.

N.Hoa

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文