Bàn giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Hà Nội

18:36 08/10/2020
Ngày 8/10, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra hội thảo Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội trong tiến trình phát triển Thăng Long- Hà Nội”. 

Hội thảo do UBND quận Hoàn Kiếm, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội tổ chức.

Khu Phố cổ Hà Nội hiện nay có diện tích khoảng hơn 82 ha với 10 phường, 79 tuyến phố và 83 ô phố. Đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Hiện tại, khu phố cổ Hà Nội đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể gồm 121 di tích, trong đó có 25 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Các di tích cho thấy, tại đây có đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am… 

Dấu ấn của vùng đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến còn hiện diện trên phố cổ qua những giá trị phi vật thể đặc sắc về ẩm thực, biểu diễn ca trù, hát xẩm, các lễ hội truyền thống như lễ hội đền Bạch Mã, đình Yên Thái, lễ hội Trung thu, lễ hội Kim hoàn …

Hội thảo thu hút đông đảo nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học nhiều lĩnh vực

Trao đổi về phố cổ Hà Nội, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho biết, khu phố cổ Hà Nội là khu vực di sản đô thị đặc thù của Hà Nội được hình thành trong quá trình phát triển Thăng Long - Hà Nội.  Khu Phố cổ Hà Nội có vị trí đặc biệt trong tiến trình phát triển Thăng Long - Hà Nội. 

PGS.TS Kiến trúc sư Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội nhận định: Phố cổ Hà Nội có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hoá qua các giai đoạn lịch sử. Do nền kinh tế phát triển, nhu cầu kinh doanh đa dạng, những phường nghề, phố nghề hiện nay ở Hà Nội đã dần bị biến mất hoặc chuyển đổi.

 Những khu phố gắn với nghề nghiệp hoặc mặt hàng đặc trưng của mình ngày càng bị mất dần. Đa số các phố hiện nay chỉ còn lại các tên gọi: phố Hàng Gà, Hàng Bông, Hàng Da, Hàng Chiếu, Hàng Mắm…, không còn kinh doanh các mặt hàng như tên gọi của nó. 

Góc phố cổ hiện nay

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng công trình để đáp ứng nhu cầu của các hộ kinh doanh ngày càng phát triển làm tác động thay đổi dần diện mạo, bộ mặt kiến trúc, cảnh quan đặc trưng vốn có của phố cổ. 

Việc nâng cao chất lượng không gian, kiến trúc cảnh quan và khôi phục, bảo tồn, phát huy được hết những giá trị quy hoạch kiến trúc  phố cổ luôn là bài toán nan giải. Muốn giải quyết được, phải có sự góp mặt và phối hợp đồng bộ của các ngành khác nhau như xây dựng, kiến trúc, văn hóa, du lịch…

Về giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Hà Nội, ông Nguyễn Trúc Anh đề nghị, Hà Nội cần khai thác hiệu quả giá trị kiến trúc khu phố cổ như là một sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao. Các hoạt động phải đề cao vai trò và lợi ích của người dân khu phố cổ. Bởi lẽ, để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống thì không gì tốt bằng việc gắn quyền lợi về kinh tế và quyền lợi xã hội của chính họ với công việc bảo vệ. 

Cần có cơ chế xã hội hóa cho việc bảo vệ và khai thác các ngôi nhà cổ. Cho phép chủ sở hữu sử dụng vào mục đích du lịch, tham quan, nghiên cứu, để họ có được nguồn thu từ du lịch…Hà Nội cần thường xuyên có những chương trình đánh giá những tác động của hoạt động và phát triển du lịch đến các giá trị kiến trúc của khu Phố cổ Hà Nội để có kế hoạch phân bố hợp lý, giảm thiểu những tác động bất lợi. Cần quy hoạch khu Phố cổ Hà Nội thành khu phố du lịch đặc thù, độc đáo. 

Hiện nay, Sở Quy hoạch -  Kiến trúc đã phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội trong việc tổ chức nghiên cứu lập thẩm định Quy hoạch phân khu đô thị khu phố cổ Hà Nội và đã trình để UBND Thành phố xem xét phê duyệt. Tuy nhiên, để bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ thì bên cạnh những chủ trương, chính sách, quy định, điều quan trọng nhất vẫn là sự nghiêm túc, đồng lòng chung tay, chung sức của chính quyền và người dân trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ gìn giữ, phát huy di sản quý giá này.

Thành phố nên xem xét để phố đêm hoạt động thâu đêm, không nhất thiết phải hoạt động đến 12h đêm như hiện nay. Quy hoạch phố cổ không thể tách rời với quy hoạch quận Hoàn Kiếm và quy hoạch không gian phố cổ, khu trung tâm Thủ đô phải thống nhất với các di sản khác như Cầu Long Biên, di sản Hoàng thành Thăng Long, khu vực bờ đê Sông Hồng.

Hoa Nguyễn

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文