Bàn giải pháp cho các bất cập trong văn hóa, đạo đức kinh doanh thời 4.0

17:47 18/09/2018
Đã có không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng, nhiều doanh nghiệp từng là thương hiệu đình đám trên thị trường bỗng chốc bị đổ bể... Đó là khẳng định thống nhất của các đại biểu tại Hội thảo khoa học “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh”  được tổ chức tại Hà Nội ngày 18-9.

Với sự tham gia của hàng trăm đại biểu đại diện các Bộ, Ban, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp trên cả nước..., tại hội thảo, các đại biểu đã cùng chỉ ra sự cần thiết của văn hóa, đạo đức đối với doanh nghiệp đồng thời chỉ ra nhiều vấn đề bất cập về văn hóa, đạo đức doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát biểu khai mạc, bà Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn hóa, Trưởng Ban tổ chức hội thảo nhấn mạnh, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh luôn là một vấn đề thời sự, một câu chuyện nóng bỏng. Chưa bao giờ, các doanh nghiệp, doanh nhân được quan tâm nhiều như hiện nay. 

Bà Chu Thị Thu Hằng, TBT báo Văn hóa, Trưởng Ban tổ chức hội thảo

Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước  nêu rõ: "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc…”. Tuy nhiên, hiện nay, văn hóa, đạo đức doanh nghiệp tại Việt Nam đang bộc lộ nhiều vấn đề khiến xã hội lo lắng. Trong đó, nổi bật là vấn đề thiếu trung thực trong bán hàng online, hàng kém chất lượng, ít dành sự quan tâm xây dựng văn hóa, đạo đức doanh nghiệp. 

Diễn đàn văn hóa doanh nghiệp thu hút sự tham gia sôi nổi của các đại biểu

PGS.TS Đỗ Minh Cương, Phó Viên trưởng Viện Văn hóa doanh nghiệp còn chỉ ra rằng, ngay các doanh nghiệp nhà nước lớn ở Việt Nam thì nguy cơ đối với sự phát triển bền vững là thói quen “tân quan, tân chính sách’ của người đứng đầu, có thể núp dưới chiêu bài “cải tổ”, “đổi mới” và các thuật quản trị như “rút củi dưới đáy nồi”, “pha loãng”, “nói một đằng, làm một nẻo”, “không thờ sẽ mất thiêng”… trong cách ứng xử với văn hóa doanh nghiệp. Bởi vậy, cần có một bộ phận tổ chức tham mưu chuyên trách cho cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp, có thể trực thuộc Hội đồng quản trị hoặc Đảng uỷ tập đoàn. 

Tọa đàm về đạo đức kinh doanh đặt ra nhiều vấn đề "nóng" được xã hội quan tâm

Đồng quan điểm này, tại hội thảo, các đại biểu còn đưa ra nhiều ý kiến thiết thực qua các tham luận về xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0; bài học xây dựng văn hóa tại các doanh nghiệp Thụy Điển và những tác động đến phát triển doanh nghiệp; thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp; tương quan giữa đạo đức kinh doanh  và xây dựng  thương hiệu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay… 

Hai tọa đàm: “Những bất cập của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập- nguyên nhân và giải pháp”, “Đạo đức kinh doanh củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp” đã đã trở thành diễn đàn sôi nổi, thu hút sự quan tâm tranh luận của các đại biểu…


N.Hoa

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文