Bản hùng ca Hà Nội mùa đông năm 1946

19:59 16/12/2016
Sáng 16-12, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề Bản hùng ca Hà Nội mùa đông năm 1946, nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến (19.12.1946 – 19.12), ôn lại truyền thống yêu nước, lịch sử vẻ vang, ý chí độc lập tự do, khí phách quật cường của dân tộc ta và nhân dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tọa đàm có sự tham gia của các nhân chứng lịch sử như: Đại tá Vũ Tâm - Trung đội trưởng đội Tự vệ Đồng Xuân, người trực tiếp tham gia đánh trận Đồng Xuân tháng 12-1946; Bà Lê Minh Thái - giao liên, tham gia chiến đấu trong nội thành Hà Nội và liên khu 3; ông Đỗ Văn Đa - Pháo thủ chiến đấu tại Pháo đài Láng đêm ngày 19-12-1946, nơi nổ phát súng đầu tiên vào thực dân Pháp, mở đầu ngày Toàn quốc kháng chiến... và các nhà nghiên cứu trao đổi về bối cảnh lịch sử trong thời kỳ Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa và trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Các chia sẻ tại tọa đàm góp phần tái hiện lại các hình ảnh lịch sử của Hà Nội trong 60 ngày đêm kháng chiến, làm nổi bật những khó khăn trong việc củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến. 

Đồng thời thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh để huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

Tọa đàm là hoạt động ý nghĩa góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lập, tự cường của nhân dân ta, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. 

Đồng thời cũng là dịp để tôn vinh các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Thủ đô đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến. 

Những tấm gương anh hùng ấy không chỉ tiếp thêm tinh thần, ý chí, sức chiến đấu, lao động và học tập cho mỗi người dân Thủ đô mà còn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời nhắc nhở, thôi thúc tuổi trẻ hôm nay nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hải Châu

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文