Ngân sách Nhà nước lãnh đủ bởi quản lý lễ hội yếu kém

22:36 03/01/2016
Những bất cập trong quản lý, điều hành và sử dụng kinh phí trong lĩnh vực văn hóa, điển hình là hoạt động lễ hội đang góp phần gây thêm gánh nặng cho ngân sách. Nhân dịp đầu năm mới, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian đã thẳng thắn chia sẻ về vấn đề này.


Tổ chức lễ hội, festival từ lâu đã được coi là những hoạt động văn hóa không thể thiếu góp phần tạo dựng không gian văn hóa, quảng bá văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc. Tuy nhiên, chi phí để tổ chức những hoạt động này đến nay vẫn luôn là một ẩn số, mặc dù đó là những con số không hề nhỏ. Chỉ khi bị chất vấn mạnh mẽ, đơn vị tổ chức mới bật mí rằng, tiền chủ yếu là từ xã hội hóa mà có, ngân sách chỉ đóng góp ít thôi!

Tôi cũng từng đến một số quốc gia và chứng kiến cách người ta làm thật khó chê vào đâu được. Điển hình như việc kêu gọi xã hội hóa, trước khi làm việc này, đơn vị tổ chức phải thuyết minh rõ rằng trong sự kiện sẽ tổ chức những gì, kế hoạch ra sao và kêu gọi tài trợ cho từng hạng mục, chứ không phải tù mù như cách một số địa phương vẫn làm hiện nay. Có ý kiến cho rằng hãy xã hội hóa bằng cách cho đấu thầu tổ chức lễ hội. 

Nói thì có vẻ mới lạ và khó được chấp nhận, nhưng đây là kinh nghiệm nhiều nước đã làm và làm rất thành công. Cơ quan quản lý chỉ đứng ra quản lý, điều chỉnh bằng pháp luật, chứ không phải dùng ngân sách để chi tiêu và ôm trọn khâu tổ chức như ở ta. Ngay cả chuyện xã hội hóa - một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, cũng chưa được làm đến nơi, đến chốn. Nhiều minh chứng điển hình về hệ lụy của xã hội hóa trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích vẫn còn đó. Sau xã hội hóa, di tích biến đổi hiện trạng, bởi thế, có người kêu: Xã hội hóa là... phá di tích là vậy.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh. Ảnh: Phố Hiến

Ngay đầu mùa lễ hội, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 41-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Trong đó nêu rõ: Hạn chế sử dụng ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội... Tuy nhiên, cũng như nhiều mùa lễ hội khác, những vấn đề được cảnh báo vẫn tái diễn trong mùa lễ hội năm nay. Xã hội hóa vẫn chỉ dừng lại ở mức hô hào khẩu hiệu, chứ chưa được các địa phương và người có trách nhiệm quan tâm, thực hiện.

Chỉ thị số 41-CT/TW cũng nêu rõ: Các cơ quan, ban, ngành giảm tần suất, thời gian tổ chức, nhất là những lễ hội có quy mô lớn. Điều này xuất phát từ thực tế số lượng lễ hội, tần suất tổ chức lễ hội ở nước ta hiện nay là quá lớn, quá dày đặc. Với con số thống kê được thì tính ra trung bình mỗi ngày trên cả nước diễn ra khoảng 20 lễ hội. Thử hình dung, với số lượng lễ hội đó, nhân với nguồn ngân sách tổ chức lễ hội dù nhỏ là vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng thì chi tiêu là rất lớn. 

Việc có quá nhiều lễ hội cũng là điều kiện cho những việc làm biến tướng, những hành động phi văn hóa nảy sinh. Ảnh minh họa.

Chưa kể khi lễ hội được tổ chức, ngân sách còn được sử dụng cho nhiều công tác khác như thanh tra, kiểm tra… Đối với các doanh nghiệp, dịp đầu năm mới luôn là thời điểm ám ảnh, bởi lao động nghỉ đi lễ hội. Đây là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong lao động người Việt không thể chuyên nghiệp. Trong lúc thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái thì sẽ bị tụt hậu. Bên cạnh việc gây lãng phí lớn, việc có quá nhiều lễ hội cũng là điều kiện cho những việc làm biến tướng, những hành động phi văn hóa nảy sinh.

Điều đáng lo ngại nhất là xu hướng thương mại hóa ngày càng nặng nề trong việc tổ chức các lễ hội. Nhăm nhăm vào hiệu quả kinh tế đã khiến lễ hội ngày càng biến tướng, kể cả các lễ hội tầm cỡ quốc gia, đang dần làm mai một giá trị và ý nghĩa tốt đẹp ban đầu. Như vậy, quá nhiều lễ hội đang đưa tới những mặt trái không mong muốn, khiến nó ngày càng xô bồ, bát nháo, lãng phí tiền của và thời gian của hàng triệu người. 

Người ta bàn nhiều về việc giảm hội họp, giảm đi công tác nước ngoài để đỡ gánh nặng cho ngân sách. Đã đến lúc cần có biện pháp mạnh để giải quyết tình trạng “bội thực” lễ hội cũng như góp thêm một hành động có ý nghĩa để giảm áp lực cho ngân sách đang phải “cõng” quá nhiều thứ chi tiêu hiện nay.

Nguyễn Lộc (ghi)

Sáng 22/4, nhiều người dân sống tại các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh từ cửa nhà đang ở, văn phòng, nơi làm việc... hào hứng khi chứng kiến những chiếc máy bay trực thăng kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay ngang qua. Những khoảnh khắc ấn tượng này đã được nhiều người sử dụng điện thoại ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội với niềm hân hoan và tự hào...

Chiều 22/4, Công an tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba đối với Thiếu tá Nguyễn Văn Kha, cán bộ Công an xã Vĩnh Tường (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) vì đã có thành tích xuất sắc trong huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng CAND, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 22/4, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, Công an tỉnh đã xác lập và đấu tranh thành công chuyên án trên không gian mạng, bóc gỡ một đường dây tội phạm ma tuý xuyên quốc gia, liên tỉnh.

Trong lúc cãi cọ, người đàn ông dùng dao đâm khiến người phụ nữ ngã gục xuống đường. Tiếp đó, người này lên ô tô cá nhân, phóng hỏa đốt xe tự sát. Vụ việc nghiêm trọng này vừa xảy ra sáng 22/4 tại đoạn đường Hoàng Thị Loan gần cầu vượt Ngã ba Huế (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Sáng 22/4, TAND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Nhung (SN 2005, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội), bị cáo Nguyễn Tá Minh Khang (SN 2008, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và tội “Gây rối trật tự công cộng”. Liên quan đến vụ án này, 22 bị cáo khác (ở Hà Nội, trong độ tuổi từ 16 đến 17) cũng bị xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Lần đầu tiên, một bộ phim về lịch sử, chiến tranh ra rạp và đạt kỷ lục doanh thu ngay từ tuần chiếu đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở con số 100 tỷ, “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chắc chắn sẽ còn tiếp tục chiếm lĩnh phòng vé trong những ngày tới. Hiện tượng của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mở ra một hướng đi mới cho phim về đề tài chiến tranh, lịch sử vốn bị định kiến là phim “cúng cụ”, kém hấp dẫn.

Sau hơn 10 tháng huy động lực lượng điều tra bằng tinh thần chủ động, mưu trí, dũng cảm, ngày 10/4, Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành bản kết luận điều tra, chuyển Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố 73 bị can thuộc các tỉnh thành trong cả nước trong một chuyên án ma túy xuyên quốc gia quy mô lớn.

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 22/4, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam - Vinatea) 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hai cháu nhỏ 6 tuổi và 8 tuổi là chị em ruột ở xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá tử vong bất thường. Cơ quan pháp y Công an tỉnh Thanh Hoá đã khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân sự việc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.