Chiêm ngưỡng những “kiệt tác” do quan xưởng triều Nguyễn chế tác

17:39 25/04/2019

Sáng 25-4, tại Trường Lang, Đại Cung Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức triển lãm trưng bày tài liệu lưu trữ “Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản - Di sản tư liệu thế giới”.



Triển lãm giới thiệu 46 phiên bản tư liệu từ Châu bản triều Nguyễn gắn liền với các đơn vị thuộc hệ thống quan xưởng triều Nguyễn với 5 ngành nghề chính, gồm: Đúc tiền; chế tạo vũ khí; chế tạo, sửa chữa tàu thuyền; chế tạo đồ ngự dụng; sản xuất vật liệu phục vụ xây dựng kiến thiết.

46 phiên bản tư liệu từ Châu bản triều Nguyễn gắn liền với các đơn vị thuộc hệ thống quan xưởng triều Nguyễn với 5 ngành nghề được trưng bày tại Đại Nội Huế.

Ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, Châu bản là những văn bản hành chính của triều Nguyễn do các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương soạn thảo và thông qua hoàng đế “ngự lãm”, “ngự phê” bằng mực son để truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết những vấn đề về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội. 

Bản tấu ngày 14 tháng 4 năm Thành Thái thứ 16 (1904) của Bộ Công về việc chế tạo một chiếc xe kiệu có điêu khắc, sơn son thếp vàng, bọc vải tơ thêu hoa vàng nhân lễ mừng sinh nhật Hoàng Thái hậu tròn 50 tuổi. 

Vì vậy, có thể xem đây là kho lưu trữ tài liệu văn thư hành chính của nhà Nguyễn trên mọi lĩnh vực của xã hội đương thời. Năm 2017, Châu bản triều Nguyễn chính thức được Ủy ban UNESCO công nhận là một trong 78 Di sản tư liệu ký ức thế giới.

Dưới triều Nguyễn, quan xưởng không chỉ là nơi chế tạo các vật dụng phục vụ nhà vua và hoàng tộc mà còn là nơi sản xuất các trang thiết bị phục vụ hoạt động quốc phòng, kinh tế, đời sống dân sinh của quốc gia.

Cùng ngày, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã khai mạc triển lãm “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt”. Triển lãm trưng bày những món cổ vật quý giá là vật dụng cung đình được những người thợ thủ công của quan xưởng triều Nguyễn chế tác phục vụ nhà vua và hoàng tộc cũng đã cuốn hút đông đảo người xem.

Dưới đây là những "kiệt tác" do quan xưởng triều Nguyễn chế tác được trưng bày tại triển lãm.

Kế thừa kinh nghiệm từ thời các Chúa Nguyễn, Hoàng đế Gia Long (1802 - 1820) đã cho xây dựng hệ thống quan xưởng đa dạng và phong phú. Đến triều hoàng đế Minh Mạng (1820-1841),  Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1847-1883), hoạt động của quan xưởng ngày càng phát triển và mở rộng. Trong ảnh là mũ phốc trồn của quan Chánh nhất phẩm Văn ban thời nhà Nguyễn và khăn thêu chim phượng hoàng.

Tráp ngự thư được chế tác vào năm Tự Đức thứ 4-1851 có khắc bài thơ của vua Tự Đức “Tĩnh dạ đọc thư kỳ nhị” (Đêm khuya đọc sách phần 2). 

Triển lãm kéo dài đến ngày 25-8. Hoạt động nhằm hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế 2019 diễn ra từ ngày 26-4 đến 2-5.

Thẻ bài của các quan chức làm việc ở quan xưởng Triều Nguyễn.

Từ sau năm 1885, số lượng quan xưởng thu hẹp dần nhưng kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp tiếp tục được những người lính thợ chuyển giao cho các thợ học việc trong dân gian góp phần làm đa dạng ngành nghề và sản phẩm trong các làng nghề dân gian ở Huế.

Các vật dụng cung đình đa dạng về loại hình, độc đáo về kiểu dáng, hoa văn được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tư duy thẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công quan xưởng Triều Nguyễn.

Các vật dụng hoàng gia làm bằng bạc vào thời vua Thành Thái được quan xưởng Triều Nguyễn chế tác tinh xảo.

Đôi hoa tai mạ vàng đá quý được chế tác tại quan xưởng thời nhà Nguyễn (1802-1945).


Anh Khoa

Kyiv Independent ngày 21/11 (giờ Việt Nam) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng ông John Healey đồng thời nêu rõ các hành động của Ukraine trên chiến trường nói lên tất cả.

Sau khi đạt được thỏa thuận, Vũ cung cấp địa chỉ nhận vợt từ nạn nhân nhưng không gửi lại vợt như đã cam kết. Để tạo lòng tin, Vũ còn tạo các hóa đơn vận chuyển giả nhằm đánh lừa nạn nhân rằng mình đã gửi hàng. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Vũ nhanh chóng bán lại trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) khác để thu lợi bất chính.

Ông Lê Đình Thuần (SN 1972), Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Nguyễn Hữu Giảng (SN 1962), Phó Giám đốc công ty này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文