Sở hữu gần 9.000 lễ hội nhưng cơ quan quản lý và người dân đều... "thiếu đủ thứ"

09:47 17/01/2016
Những năm gần đây lễ hội lại “bùng phát” với tốc độ rất nhanh. Bên cạnh những cái được về văn hóa, nhiều lễ hội đã bị biến tướng, thậm chí thương mại hóa, làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, đến mức, người dân phải lên tiếng phàn nàn. Trước thềm một mùa lễ hội mới, PV Báo CAND đã có cuộc trò chuyện với GS.TS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, với hy vọng mang đến cho bạn đọc thêm một góc nhìn về lễ hội.

                

+ Thưa ông, với gần 9.000 lễ hội trong cả nước, Việt Nam có thể coi là có quá nhiều lễ hội hay không và quan điểm của ông về điều này?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần nói với tôi rằng Việt Nam nhiều lễ hội quá, cứ thức dậy là đã thấy lễ hội. Nhưng tôi đã nói rằng, đó chính là cái hay nhất. So với các nước, Việt Nam đúng là có nhiều lễ hội. Nhưng, Thái Lan cũng là đất nước của lễ hội mà vẫn có các giáo sư đại học chuyên xây dựng lễ hội mới cho các địa phương. 

Bởi lễ hội là một vấn đề của đời sống xã hội đương đại. Nhiều người nghĩ xã hội truyền thống mới cần, nhưng lễ hội cần cho cả xã hội đương đại, thậm chí còn cần hơn vì bây giờ có xu hướng phản hiện đại, níu kéo lại truyền thống. Văn hóa Việt Nam không có lễ hội thì không biết sẽ đi về đâu? Lễ hội là cách thức trao truyền văn hóa. 

Chúng ta sinh ra trong gia đình được bố mẹ nuôi về mặt sinh học, dần dần tiếp thu văn hóa trong môi trường gia đình, rồi từ đó ra xã hội. “Mồng một tết nhà, mồng hai tết chợ, mồng ba tết đình” là như thế. Khi lớn lên, ra xã hội, ta lại tiếp tục nhận văn hóa từ cha anh rồi lại trao truyền văn hóa đó cho đàn em của mình, đảm bảo tính thống nhất của văn hóa.

Phải coi hồn dân tộc, trường tồn văn hóa dân tộc là ở lễ hội, để phản kháng lại các xu hướng văn hóa bên ngoài xâm nhập. Có nhiều lễ hội chính là “con đê” ngăn chặn xu hướng văn hóa phương Tây hóa. Lễ hội là phương tiện bảo vệ văn hóa dân tộc. Không nên băn khoăn nhiều hay ít lễ hội, mà đó là thực tại khách quan và phải thích ứng. Đi vào xã hội hiện đại, con người càng khát khao đời sống tâm linh và lễ hội sẽ giúp giải tỏa tâm lý đó. Chúng ta gìn giữ và khôi phục nhiều lễ hội chính là điểm mạnh, phù hợp với người dân. Còn những gì lễ hội chưa được là do chúng ta làm dở, chứ không phải do nhiều lễ hội.

+ Theo ông, tồn tại lớn nhất của lễ hội hiện nay là gì?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Thiếu hụt về hiểu biết lễ hội dẫn đến dễ bị lợi dụng và làm biến dạng lễ hội. Ở  miền Bắc có chuyện thấy bát hương là chen chúc khấn vái. Vụ lợi đã xâm nhập đời sống tín ngưỡng, dẫn đến việc phát ấn, đặt nhiều hòm công đức ở các điểm tâm linh vv… Năm 2012, riêng ở đền Trần (Nam Định) đã có số tiền công đức tới 14 tỷ đồng. 

Đời sống tín ngưỡng khi đã “dính” tiền vào là bị phá hỏng. Nhiều nơi phục dựng lễ hội nhằm vụ lợi, “chặt chém” du khách, khấn thuê, bán ấn vv… Trước đây, các điểm tâm linh chỉ có đĩa hoặc một hòm công đức, mang ý nghĩa đựng tiền giọt dầu, nay quá nhiều hòm công đức. Tâm lý đút lót tận tay dẫn đến nhét tiền vào tay tượng. 

Đời sống tâm linh mà mang đời sống trần tục vào là mất hết ý nghĩa. Ở hậu cung nhiều điểm tâm linh, như đền Hùng, người dân do không đặt tiền lên ban thờ được nên vứt tiền trên sàn nhà thành lớp, mà người ta không nghĩ biện pháp thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của người dân như bố trí người tiếp lễ…

GS.TS. Ngô Đức Thịnh.

+ Các nhà nghiên cứu, văn hóa đều thống nhất rằng, các vấn nạn của lễ hội hôm nay chủ yếu xảy ra ở miền Bắc, còn phía Nam thì không, hoặc ít có. Ý kiến của ông về điều này?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Điều đó là do miền Bắc, thời chiến tranh, đã có nhiều năm liền coi hoạt động lễ hội truyền thống là mê tín dị đoan nên hiểu biết về lễ hội bị đứt đoạn khiến người dân bị thiếu hụt tri thức lễ hội, không hiểu gì về lễ hội, tín ngưỡng và kinh nghiệm tổ chức. Ở Nhật, Hàn, Lào, Thái Lan… đều có cúng lễ nhưng trật tự, trong khi ở Việt Nam thì nhiều người cúng lễ mà không hiểu mình làm gì. Vì thế, cần phải thông tin, giáo dục để đưa lại tri thức lễ hội.

+ Việc khôi phục lễ hội hiện nay có nhiều cái phản cảm khiến dư luận bất bình. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Cả cơ quan quản lý Nhà nước và người dân đều thiếu hụt tri thức về tín ngưỡng lễ hội. Tại một hội thảo quốc tế về lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại, khi một đại diện của Việt Nam trình bày thì người ta hỏi: các anh nghiên cứu để làm gì và khi biết nghiên cứu để tư vấn cho Chính phủ ứng xử với lễ hội, họ đã rất ngạc nhiên bởi lễ hội là lẽ sống của văn hóa con người và Chính phủ các nước không làm thế.

Bộ VH,TT&DL có qui hoạch về lễ hội với việc phân cấp quản lý. Nhưng vấn đề là qui hoạch bỏ cái nào và giữ cái nào, khi mỗi lễ hội đều có nét văn hóa riêng của địa phương đó, không thể nói lễ hội lớn quan trọng hơn lễ hội làng. Chính việc phân cấp đã dẫn đến lễ hội đền Trần bị biến dạng hoàn toàn, khi vốn chỉ là lễ hội của một dòng họ, mang tính cung đình rồi dần “dân gian hóa”, nay thậm chí xuyên tạc vì lễ hội gốc không có việc “phát ấn, thưởng công”, nhất là việc in ấn mang tính trục lợi đã phá hoại lễ hội đền Trần. 

Trước đây, nhà Nguyễn ứng xử tốt với lễ hội đền Hùng khi 5 năm tổ chức quốc giỗ một lần, còn lại, chỉ gửi gạo cho người dân vùng đó nấu xôi thờ cúng. Nay lễ hội này đang bị “Nhà nước hóa” và chính là lý do khiến nghi lễ Hùng Vương mãi mới được UNESCO công nhận, bởi họ băn khoăn việc người dân có được tham gia thực hành lễ hội không? 

Hội Gióng cũng đã hỏng dần từ sau khi được UNESCO công nhận, dù lễ hội này đã gần gũi với dân gian hàng mấy trăm năm với nhiều điều thú vị. Nhà nước có vai trò quan trọng nhưng Nhà nước không nên làm chủ trong các lễ hội, mà chỉ nên giúp cho cộng đồng thực hiện vai trò làm chủ trong phát huy và phục hồi lễ hội.

+ Theo ông, cần phải làm gì để khắc phục những điều này?

GS.TS Ngô Đức Thịnh: Trước đây lễ hội bị cấm đoán vì cho là mê tín dị đoan, nay cho phục dựng thì lại có xu hướng quá đà. Tín ngưỡng vốn lành mạnh, thiêng liêng, nhưng nay có nhiều vấn đề phản cảm. Song không nên dùng mệnh lệnh hành chính với tín ngưỡng tâm linh, mà phải bằng tuyên truyền. Nhà nước phong kiến có một cuốn sách hướng dẫn các phong tục và chỉ khen hay chê, chứ không xử phạt. Không nên “luật hóa” vấn đề tín ngưỡng. 

Không cần phải có một Nghị định về tổ chức đám tang, vì nó là phong tục; hay không thể xử phạt được việc nhét tiền vào tay tượng; cũng không nên xử phạt việc đốt vàng mã, mà có thể xử theo Luật Phòng chống cháy nổ… Bộ VH,TT&DL cũng không được ra lệnh cho làng nào đó không được tổ chức lễ hội của họ, ví như chém lợn ở làng Ném Thượng, vì tính văn hóa của nó và quyền của người dân vì họ không làm trái luật. 

Bởi vậy, nên vận động, thuyết phục bà con thực hiện nghi lễ như thế nào, vừa đảm bảo tính truyền thống, vừa không gây phản ứng của dư luận. Hiện Nhà nước và các nhà khoa học - trong đó có chúng tôi - đang tự cho mình là có hiểu biết và bắt dân phải làm theo. Vấn đề cốt lõi là phải xác định chủ thể lễ hội là dân và tin vào nhân dân để trao trách nhiệm. Đó còn là tính nhân đạo và tính dân chủ. Khi Nhà nước giao quyền và người dân thực sự làm chủ các lễ hội thì những vấn nạn như thắp hương quá nhiều, sử dụng vàng mã vv… sẽ dần được khắc phục.

+ Cảm ơn ông!

Thanh Hằng (thực hiện)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文