Công bố khối tư liệu đồ sộ về Thăng Long - Hà Nội

14:52 20/12/2019
Ngày 20-12, tại Thư viện Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết và khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Dịp này, UBND thành phố Hà Nội đã trao bằng khen cho 21 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc nhất trong quá trình thực hiện dự án này.

Theo Ban tổ chức, sau 14 năm triển khai, “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” đã nhận được sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ của hàng trăm nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, văn nghệ sĩ... Trong số đó, hiện nay, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến nay không còn nữa như: GS. Phan Huy Lê. PGS.TS Phạm Xuân Hằng, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, GS. Đinh Xuân Lâm, PGS. Trần Nghĩa, GS. Vũ Hoàng Địch, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, Nhà văn Nguyễn Khắc Phục...

Một phần khối tư liệu của tủ sách công bố ngày 20-12

Các nhà khoa học nói trên đã đóng góp công sức, tâm huyết của mình vì mục tiêu chung là xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp. Đến nay, dự án đã xuất bản 137 bộ sách với 213 tập sách, trên 154.000 trang in khổ lớn.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Khoa học của dự án khẳng định: “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” là một tập đại thành, tổng kết các giá trị về mọi mặt của văn hiến Thăng Long – Hà Nội, của Hà Nội học mà cách đây khoảng chục năm không có ai dám mơ tới, dám nghĩ đến. Hiện nay, các khối tư liệu đồ sộ này đã bước đầu được nghiên cứu, khai thác nhưng tiềm năng nghiên cứu còn rất lớn, cần tiếp tục được khai thác trong tương lai.

Ban tổ chức trao bằng khen của UBND TP Hà Nội cho một số cá nhân

Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho 2 tập thể: Văn phòng Dự án và Phòng Hành chính – Trị sự, Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Hà Nội. 

19 cá nhân được tặng bằng khen cũng đều là các các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học đầu ngành, nhà văn nổi tiếng và một số cán bộ, biên tập viên NXB Hà Nội:

Anh hùng lao động, GS Đặng Vũ Khiêu, PGS.TS Nguyễn Chí Mỷ, nhà thơ Nguyễn Bằng Việt, PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS Vũ Văn Quân, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi, PGS.TS Đào Tố Uyên, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, PGS.TS Trần Thị Vinh, TS.Đào Thị Diễn, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, GS.TS Vũ Minh Giang, GS.TS Trần Ngọc Vương, bà Phạm Thùy Dương, Phó Tổng Giám đốc NXB Hà Nội, bà  Quách Thị Hòa, Hoàng Thị Thùy Linh, Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Dung (NXB Hà Nội).


N.Hoa

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文