Những điều chưa biết về đất nước Á quân World Cup - Croatia

11:07 16/07/2018
Dù chỉ dừng lại ở vị trí Á quân của mùa World Cup 2018 nhưng các fan trung thành của Croatia chắc hẳn vẫn rất tự hào bởi đội bóng của họ đã cùng đương kim vô địch Pháp cống hiến một trận chung kết hoành tráng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về con người và văn hóa đất nước Croatia.

Croatia tên chính thức Cộng hòa Croatia là một quốc gia nằm ở ngã tư của Trung và Đông Nam Âu, giáp Biển Adriatic. Thủ đô Zagreb tạo thành một trong những phân khu chính của đất nước, cùng với hai mươi quận. Croatia có diện tích 56.594 km2 và dân số 4.280.000, hầu hết dân số là người Công giáo La Mã .

1. Người Croatia "thân thiện" theo cách riêng của họ 

Người dân Croatia có lối sống, phong cách và suy nghĩ vô cùng tích cực. Họ luôn cho rằng cuộc sống mà thượng đế ban tặng là một món quá quý giá, vì thế họ sống và trân trọng từng giây phút. Nếu ai đó tới Croatia du lịch và phàn nàn rằng "Sao ít người nói được tiếng Anh thế nhỉ?" hay "Wifi chậm như rùa bò" thì hãy "coi chừng" bởi họ yêu tất cả những gì thuộc về mảnh đất ấy và mong những vị khách du lịch tôn trọng văn hóa của họ. 

Tất cả mọi người ở đất nước Croatia đều mong chờ bạn "WOW" lên mỗi khi họ cho bạn xem điều gì đó. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng điều này để nhờ vả người dân địa phương dẫn bạn đi thăm thú ở nơi nào đó. Ngay cả khi bạn không hề biết ngôn ngữ địa phương, hãy trò chuyện với người dân địa phương thật thân thiện nhé!

2. Đừng nhắc về quá khứ 

Nỗi đau của cuộc chiến tranh Nam Tư vẫn còn âm ỉ trong tâm trí của những người dân Croatia. Cách đây không quá 30 năm, đất nước này bị đảo lộn bởi những xung đột và bạn có thể thấy được những tác động cho đến tận ngày hôm nay. Như đã đề cập, người Croatia rất yêu nước và không vui vẻ gì khi nhắc tới người Serbia. Nỗi đau của cuộc chiến tranh Nam Tư vẫn còn âm ỉ trong tâm trí của những người dân Croatia. 

Điều này còn trở nên phức tạp hơn bởi sự xuất hiện của những người Serbia tại Croatia - những thành viên trong cộng đồng thiểu số có (hoặc không) những quan điểm khác biệt về chiến tranh. Và chính vì lí do này, đừng cố đào sâu những vấn đề về chiến tranh khi nói chuyện với người dân địa phương; họa chăng nếu có, hãy giữ một quan điểm trung lập khi nói về điều này.

3. Đừng sử dụng ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn cùng lúc

Nghe thì có vẻ phức tạp, nhưng điều này cũng liên quan đến chiến tranh. Bạn thấy đấy, ở Croatia có một kí hiệu được gọi là "chào ba ngón tay" - kí hiệu được sử dụng để thể hiện niềm thương xót đối với quốc gia Serbia. Bằng cách mở rộng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, các bạn sẽ có thể thực hiện kí hiệu này. 

Tất nhiên, điều đáng nói ở đây đó là các vị khách du lịch thường không biết và dùng kí hiệu này để mua ba chai bia tại một quán bar nào đó. Ở Croatia, hãy tránh điều đó bằng mọi giá. Trong các cuộc chiến tranh Nam Tư, các binh lính Serbia đã sử dụng kí hiệu này để thể hiện sự chiến thắng. Do đó, những hành động mang dáng dấp của người Serbia sẽ bị "ghim" và đôi khi đẩy bạn vào những tình huống nguy hiểm.

4. Những con người chỉn chu 

Khi ở Croatia, hãy làm những điều như người Croatia vẫn thường làm. Người Croatia rất chăm chút trong vẻ bề ngoài và trong cách ăn mặc. Quần áo đi kèm với nhiều loại phụ kiện chính là lời khẳng định về địa vị xã hội cũng như sự tôn trọng. Không hẳn "điệu đà" hay "hàng hiệu" như những chàng trai và cô gái của "đất nước hình chiếc ủng", nhưng người Croatia luôn ra đường với phong thái tươi mới cùng những bộ trang phục lịch sự. 

Ngay cả khi trời nóng nực, bạn cũng nên dành một vài phút để chăm chút thêm thắt cho bộ trang phục của mình. Điều này đặc biệt quan trọng khi đến thăm các nhà thờ và những nơi tôn giáo khác.

5. Cởi mở và hãy nói to lên

Nếu lần đầu tiếp xúc mà bạn thấy những người Croatia lớn tiếng hay "khua khoắng" tay chân thì đừng nghĩ họ hung hãn nhé. Đó là một phần trong tính cách bởi sự thẳng thắn, hào sảng và có phần "muốn thể hiện" của nguời dân nước này. Trong một cuộc trò chuyện, ngay cả khi không có cuộc tranh luận hoặc xung đột nào đang diễn ra, họ cũng sẽ cao giọng rất nhiều lần. Vì sao những nhóm thanh niên thường như đang hét vào mặt nhau khi đang trò chuyện?

À, thật ra họ chỉ đang tán gẫu thôi đấy! Và bạn cũng nên như thế, hãy cố gắng nói thật to và rõ ràng. Người phục vụ, cô gái bán hàng, cô gái bạn đang cố gắng để gây ấn tượng thường sẽ thích những người nói to rõ. Đặc biệt, những người nói nhỏ thường được xem là nhút nhát và không thân thiện. 

Tuy nhiên, nói to không có nghĩa là không lãng mạn, nhất là khi một chàng trai Croatia đã "phải lòng" bạn. Điểm này thì họ lại học tập được từ những "quý ông" của đất nước Italia xinh đẹp. Đừng ngạc nhiên khi trong lần hẹn hò đầu tiên không có nến hay rượu vang và những bàn tiệc sang trọng, những chàng trai tuyệt vời ấy sẽ truyền cho bạn thứ cảm xúc lãng mạn hơn như thế rất nhiều tại những cánh đồng nho, những ngôi làng cổ hay tại một ốc đảo riêng tư. 

Linh Đan (TH)

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文