Liên hoan phim Việt Nam 2019:

Cuộc đua gay cấn của những “ông vua” phòng vé

05:24 25/11/2019
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 đã khai mạc tối 23-11 tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Liên hoan kéo dài đến ngày 27-11 với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng trăm bộ phim đặc sắc, trong đó có không ít cái tên là “bom tấn” phòng vé trong hai năm qua.


Với khẩu hiệu "Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập", liên hoan năm nay quy tụ 104 bộ phim tham gia chương trình toàn cảnh và tranh giải.

Trong đó, 74 phim tranh giải được chia thành bốn nhóm: 16 phim truyện điện ảnh, 29 phim tài liệu, 9 phim khoa học và 20 phim hoạt hình. Tuy số lượng còn khiêm tốn nhưng liên hoan lần này đã xuất hiện trở lại các bộ phim điện ảnh do nhà nước đầu tư sản xuất sau nhiều năm vắng bóng.

Phim “Hai Phượng” – “bom tấn” phòng vé năm 2019, tham gia tranh giải tại Liên hoan phim.

Đó là bốn phim: “Nơi ta không thuộc về”, “Hợp đồng bán mình” (100% vốn Nhà nước), “Thạch thảo”, “Truyền thuyết về Quán Tiên” (Nhà nước bắt tay với tư nhân). Ngoài phim “Thạch thảo” đã được công chiếu và có mức doanh thu thấp, điều đáng tiếc là ba bộ phim Nhà nước còn lại đều chưa được chiếu rộng rãi đến công chúng. Chỉ trước thềm liên hoan, phim mới chiếu vài suất cho khán giả và báo giới.

Tuy nhiên, chính vì công chúng chưa tiếp cận nhiều với các bộ phim này nên không biết mức độ ăn khách, hay dở của phim như thế nào. Lâu nay, sản xuất ra để làm nhiệm vụ tuyên truyền, phục vụ nội bộ rồi cất kho là vấn đề nan giải của phim nhà nước.

Trong khi đó, phim điện ảnh của hãng tư nhân chiếm số lượng áp đảo với 12 phim gồm: “100 ngày bên em”, “Khi con là nhà”, “Hai Phượng”, “Người bất tử”, “Anh thầy ngôi sao”, “Cua lại vợ bầu”, “Lật mặt 4: Nhà có khách”, “Thưa mẹ con đi”, “Song lang”, “11 niềm hy vọng”, “Tháng năm rực rỡ”, “Hạnh phúc của mẹ”.

Theo PGS.TS Trần Luân Kim, Chủ tịch Ban Giám khảo hạng mục phim truyện điện ảnh, chất lượng các bộ phim dự thi năm nay khá đồng đều, ít phim thảm họa. Đề tài, nội dung, thể loại cũng phong phú, đa dạng, từ rom-com (lãng mạn – hài hước) đến kinh dị, hài – kinh dị, hành động, tâm lý tình cảm, lịch sử chiến tranh...

Những bộ phim đậm chất nghệ thuật, được dư luận đánh giá cao của các nhà làm phim độc lập như “Song lang”, “Thưa mẹ con đi” cũng được dịp so tài, hứa hẹn làm nên chuyện.

Năm 2018 và 2019 không chỉ đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của điện ảnh nước nhà mà còn khẳng định sự lớn mạnh về mặt chất lượng, sáng tạo của người làm nghề. Trung bình có khoảng 70 phim ra rạp mỗi năm. Điều đáng mừng trên hết chính là năm qua, phim Việt đã có hàng loạt siêu phẩm khuấy đảo phòng vé cả về doanh thu lẫn chuyên môn.

Đó là những cái tên nổi bật như: “Hai Phượng” (doanh thu 200 tỷ, trở thành phim Việt có doanh thu cao nhất mọi thời), “Cua lại vợ bầu”, “Lật mặt 4: Nhà có khách”, “Tháng năm rực rỡ”, “Người bất tử”... Riêng “Hai Phượng”, “Lật mặt 4: Nhà có khách” không chỉ ra rạp trong nước mà còn chiếu thương mại ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc. Đây là bước đà để phim Việt tiếp cận cộng đồng yêu điện ảnh trên thế giới, giới thiệu một Việt Nam nhiều bản sắc. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần 21, những “ông vua” phòng vé trên đều có mặt, hứa hẹn một cuộc đua khốc liệt, đáng kỳ vọng.

Nếu như mọi năm, Ban Tổ chức Liên hoan phim Việt Nam phải rất vất vả để gom phim dự thi và trao giải Bông sen Vàng theo kiểu “so bó đũa chọn cột cờ” thì năm nay, các ứng viên tăng dần.

Thế nhưng, đại diện ban tổ chức, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông thẳng thắn: “Nếu không có phim nào thật sự nổi trội, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn và có dấu ấn sáng tạo để trao Bông sen Vàng thì chúng tôi cũng không gượng ép bằng mọi giá. Làm sao để chất lượng phim phải đảm bảo, giải phải có tính thuyết phục, uy tín”.

Riêng phim Nhà nước và phim tư nhân cũng không có sự phân biệt mà đánh giá chung dựa trên chất lượng để tránh tình trạng “hòa cả làng” - tư nhân có giải thì nhà nước cũng có giải. Đây được coi là động thái đáng hoan nghênh, góp phần làm cho nền điện ảnh được nhìn nhận, đánh giá đúng thực lực. Từ đó, người làm phim cố gắng hoàn thiện phấn đấu để có những tác phẩm tốt hơn trong tương lai.

Ngoài chương trình chiếu phim toàn cảnh, liên hoan phim còn có các hoạt động bên lề sôi nổi như: Hội thảo chuyên môn “Bối cảnh quay phim Việt Nam”; hội thảo “Nâng cao chất lượng phim Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”; triển lãm “Biển đảo Việt Nam qua góc nhìn điện ảnh”; giao lưu giữa đoàn phim với khán giả... Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần 21 sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 27-11 tại TP Vũng Tàu.

Quỳnh Nga

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文