Đặc sắc Lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc 2018

09:41 03/03/2018
Đã thành thông lệ, hàng năm, từ ngày 10 đến 23-1 âm lịch, tỉnh Hải Dương lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc. Lễ hội mùa xuân Côn Sơn đã trở thành “quốc lễ” của đất nước, là lễ hội truyền thống không thể thiếu trong đời sống tâm linh của dân tộc. 


Mở đầu các nghi lễ diễn ra trong lễ hội mùa xuân Côn Sơn là lễ dâng hương, lễ tế khai hội mùa Xuân vào ngày mùng 10-1 âm lịch tại đền thờ Kiếp Bạc và chùa Côn Sơn. Trọng tâm là lễ khai hội hằng năm được tổ chức vào ngày 16-1 âm lịch, trước đó các đại biểu cùng nhân dân tham gia nghi lễ rước nước (mộc dục).

 Lễ rước nước một loại hình văn hoá dân gian, một nghi thức tâm linh đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Đây cũng là một nghi lễ quan trọng trong Lễ hội mùa xuân Côn Sơn, mục đích lấy nước làm lễ mộc dục (tắm tượng), đồng thời biểu dương sức mạnh cộng đồng làng xã, gợi mở sự gắn kết tình cảm cộng đồng; biểu hiện ước muốn cầu mùa, cầu nước, cầu nhân khang vật thịnh, phong đăng hòa cốc...

Nếu lễ rước nước tượng trưng cho việc ra sông, biển cầu các vị thuỷ thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, sản xuất nông nghiệp thuận lợi không bị lũ lụt, hạn hán, mùa màng bội thu thì nghi lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc linh từ thường được tổ chức vào sáng ngày 17-1 âm lịch hằng năm, là nghi lễ kính cáo với trời đất vào ngày linh thiêng nhất của lễ hội đầu năm, cầu mong trời đất chứng kiến lòng thành kính và phép ứng xử trong đời sống xã hội của cộng đồng đúng đạo làm người, hợp với đạo trời - từ bi hỷ xả mà trời đất, Thánh Phật phù giúp cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.

Nghi lễ được tổ chức tại Trung Nhạc Miếu (một trong 5 ngọn núi, đây là năm ngọn núi thiêng tượng trưng cho năm phương (tứ phương và trung phương) mỗi phương ứng với một hành, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Sau khi thực hiện xong các nghi lễ cúng, tế, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương ban Ngũ cốc cho nhân dân cùng du khách thập phương. Ngũ cốc dâng tế là 5 loại hạt: thóc, ngô, đỗ, vừng, lạc đã được chọn lọc kĩ, lại được Phật, Thánh, Trời, Đất chứng giám… mang về trộn vào Thóc giống, Ngô giống, Đỗ giống, Vừng giống, Lạc giống gieo trồng; mùa màng bội thu, muôn dân no ấm, thanh bình… để đầu năm sau lại mang Ngũ cốc lên tế tạ ơn Trời, Đất.

 Lễ đàn Mông Sơn thí thực diễn ra vào tối ngày 23-1 âm lịch, đây là một nghi lễ quan trọng và là nét văn hóa tâm linh tiêu biểu trong lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn.

Lễ hội Côn Sơn được coi là “quốc lễ”. Bởi vậy, tổ chức lễ đàn Mông Sơn thí thực tại chùa Côn Sơn là nét đẹp văn hóa Phật giáo, thể hiện uy linh của tam tổ Trúc Lâm, Tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; đồng thời bố thí cho các cô hồn âm thế trong toàn quốc Việt Nam để cứu độ chúng sinh, cầu cho quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh, thiên hạ thái bình...

Lễ hội mùa xuân Côn Sơn không chỉ hấp dẫn du khách bởi các nghi lễ, diễn xướng linh thiêng, độc đáo mà còn hấp dẫn bởi các hoạt động hội đa dạng, phong phú mang tính đặc thù.

Các trò chơi dân gian tại Lễ hội hấp dẫn du khách thập phương

Năm 2018, lễ khai hội gắn với tưởng niệm 684 năm ngày mất của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 – 2018), đồng thời công bố Bảo vật quốc gia là “Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi”. Ban tổ chức cũng đã tiến hành dẹp bỏ toàn bộ các hàng quán trong khu vực nội tự chùa Côn Sơn nhằm trả lại vẻ đẹp tôn nghiêm cho không gian nơi đây.

Chuẩn bị chu đáo cho trước, trong và sau lễ hội, lực lượng Công an còn bố trí các tổ CSGT cơ động, sẵn sàng phân luồng, tuyến, có mặt kịp thời điều tiết giao thông khi xảy ra ách tắc. 

Ban quản lý di tích phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức cho các hộ dân trong khu vực di tích ký cam kết không tăng giá và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong dịp diễn ra Lễ hội; không để hình thức kinh doanh đổi tiền lẻ, hưởng chênh lệch trong khu vực di tích, khu vực lễ hội, không cài, giắt, đặt rải tiền tùy tiện, gây phản cảm, bố trí bàn công đức hợp lý để phục vụ nhân dân…

Ban tổ chức bố trí các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp hành nghề mê tín, dị đoan, nâng giá, chèo kéo du khách thập phương. Lễ hội kéo dài từ ngày 1-3 đến ngày 10-3-2018 (tức từ 14 đến 23 tháng Giêng năm Mậu Tuất 2018).

Trân Trân

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文