Danh họa Bùi Xuân Phái và người mẫu đặc biệt - “kỳ nhân tiền cổ”

14:37 28/08/2019

Đúng kỷ niệm 99 năm ngày sinh của danh họa Bùi Xuân Phái (1-9-1920 – 1- 9- 2019), một triển lãm đặc biệt, công bố phần lớn bộ ký họa “Ông Phái vẽ ông Đạm” sẽ được tổ chức tại Nhà đấu giá Chọn, Hà Nội. Cùng với triển lãm, tình bạn đặc biệt giữa danh họa và "người mẫu" lâu năm nhất của ông cũng được tiết lộ rộng rãi đến công chúng.



 Họa sĩ Bùi Xuân Phái thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương, là một trong những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. 

Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo của ông đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là Phố Phái. Nhưng ông Nguyễn Bá Đạm, người mẫu trong hàng trăm bức vẽ của danh họa là ai, vì sao lại được họa sĩ Bùi Xuân Phái chọn làm nhân vật chính cho nhiều tác phẩm của mình đến thế thì không hẳn nhiều người biết rõ.

Ông Nguyễn Bá Đạm và danh họa Bùi Xuân Phái lúc sinh thời

Ông Nguyễn Bá Đạm là người nổi danh với tên gọi “kỳ nhân tiền cổ Hà thành” bởi đam mê sưu tập tiền cổ. Nhưng, với giới nghiên cứu và đam mê hội họa, ông còn được nhắc nhớ bởi vị trị khá đặc biệt: bạn tri kỷ, bạn tâm giao bộ tứ danh họa Nghiêm (Nguyễn Tư Nghiêm), Liên (Dương Bích Liên), Sáng (Nguyễn Sáng), Phái (Bùi Xuân Phái). 

Theo các công bố chính thức, lúc sinh thời, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ 242 bức chân dung, ký họa ông Đạm. Năm 2018, ông Đạm là người duy nhất nhận Giải thưởng Lớn – Giải thưởng Bùi Xuân Phái, Vì tình yêu Hà Nội.

Ông Nguyễn Bá Đạm sinh năm 1922 ở làng Mọc, Giáp Nhất (Hà Nội), nguyên là giáo viên dạy Sử nhưng là người đam mê sưu tầm kỷ vật về các văn nghệ sĩ, sưu tầm cổ vật, tiền cổ, thân thiết với rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có họa sĩ Bùi Xuân Phái. 

Họa sĩ Bùi Xuân Phái đặc biệt thích vẽ ký họa và chân dung ông Đạm nên ông  thường nhận được yêu cầu làm “người mẫu” cho ông Phái. Nhiều bức vẽ, ông Đạm đã tặng cho bạn bè, người quen biết mà ông yêu quý. Một số khác, ông dùng đổi đồ cổ, tiền cổ, bổ sung cho các bộ sưu tập của mình.

Nhà sưu tập Tira và ông Đạm bên bức chân dung của ông do danh họa Bùi Xuân Phái vẽ

Về mối quan hệ nói trên, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cho rằng: Người đương thời của danh họa Bùi Xuân Phái là ông Nguyễn Bá Đạm.  Ông Đạm không nằm trong bộ tứ thân thiết của Bùi Xuân Phái, gồm họa sỹ, nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, nhà thơ Vũ Đình Liên và ông Lê Chính. Nhưng ông Đạm là một trí thức, nhà giáo xưa, được Phái quý trọng, người có khuôn mặt cá tính, như một khắc họa sân khấu và có lẽ rất hợp với sự tìm tòi nội tâm nào đó về một con người Hà Nội, mà Phái đi tìm.

 Không chỉ thân thiết với Bùi Xuân Phái, ông Đạm còn quen biết nhiều họa sỹ và được họ vẽ chân dung, như Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng. Mỗi người nhìn ông Đạm theo cách của mình, xây dựng nhân vật này vượt ra khỏi người mẫu, trở thành nhân vật xã hội trong hội họa. Đó là người đàn ông nghiêm trang, mà hơi hài ước, mũi gồ khoằm, mặt vuông vức, thẳng thắn, đôi khi khắc nghiệt, nhưng cẩn trọng với bè bạn. 

Cuộc đời dài đi cùng các danh họa, khiến ông trở thành nhà sưu tập tương đối phong phú về các họa sỹ, ông cũng là người chơi tiền cổ, được mệnh danh là Hà Nội kỳ nhân cổ tiền.

Rất nhiều bức vẽ ông Nguyễn Bá Đạm do danh họa Bùi Xuân Phái thực hiện, hiện nay đã thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập Thái Lan, ông Tira Vanictheeranont. Đây cũng là một phần trong “kho” sưu tập tác phẩm hội họa Việt  Nam, đã được ông Tira công bố vài năm trở lại đây.


N.Hoa

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文