Đệ nhị Tổ Pháp Loa với di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm

14:38 29/03/2017
Đệ nhị Tổ Pháp Loa là Tổ sư thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau Tổ sư - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Ngày 29-3, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt - chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học: “Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm” nhân kỷ niệm 687 năm ngày Tổ sư Pháp Loa viên tịch (3/3/1330 – 3/3/2017).

Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào thời nhà Trần (1226-1400). Lịch sử của Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông. Cùng với Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang được lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.

Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần khẳng định công lao to lớn của Thiền sư Pháp Loa trong việc xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; làm sáng tỏ hơn nữa các tư liệu, các sự kiện có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Tổ sư Pháp Loa; qua đó, đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ và phát huy trong thời gian tới.

Quang cảnh Hội thảo.

Thiền sư Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên Cương, sinh ngày 7-5-1284, quê ở  làng Cửu La, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thiền sư Pháp Loa hưởng dương 47 tuổi, có 26 năm hành đạo trong đó có 23 năm, từ năm 1308 đến năm 1330 giữ cương vị Đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

29 tham luận công phu, tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo tại Hội thảo đều thống nhất rằng, Đệ nhị Tổ Pháp Loa là người kế thừa và phát triển xuất sắc tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, có công lao to lớn đưa Thiền phái Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao mới.

Trong tham luận của mình, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia khẳng định: “Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Pháp Loa chính thức được suy tôn là Tổ thứ 2 Thiền Phái Trúc Lâm, trở thành người lãnh đạo Phật tử trong cả nước. Uy tín của ông với chúng tăng và trong xã hội không ngừng tăng lên. Với tư cách người đứng đầu giáo phái có đầu óc thông tuệ, có kiến thức uyên bác, Pháp Loa đã đảm nhiệm công việc giảng các bộ kinh lớn như: Kim Cương, Lăng Nghiêm; Hoa Nghiêm; Lăng Già; Viên Giác…”.

Bên cạnh đó, các tham luận cũng khẳng định, Thiền sư Pháp Loa đã có những cải cách đáng kể về mặt tổ chức, là người đầu tiên tổ chức Giáo hội Phật giáo một cách có hệ thống, lập sổ bộ tăng ni và tự viện trong cả nước, góp phần vào việc phát triển nhanh chóng lượng người xuất gia và quy y học đạo.

Tổ sư Pháp Loa cũng rất chú trọng chăm lo việc mở giảng các lớp thuyết Pháp về Phật pháp; chú giải nhiều kinh điển, viết nhiều sách giáo khoa Phật học, đặc biệt là ấn hành Đại Tạng Kinh, một tác phẩm quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong thời Tổ sư Pháp Loa lãnh đạo phật tử trong cả nước, phong trào tu học được đẩy mạnh trong các thành phần xã hội, đặc biệt đã thu hút được các tầng lớp quý tộc, nhờ vậy, tiềm lực kinh tế của của các cơ sở giáo hội Trúc Lâm ngày càng lớn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều chùa, tháp được xây dựng và trùng tu; đúc hàng nghìn tượng Phật; Thiền sư đã để lại dấu ấn đặc biệt trong việc thành lập các trung tâm, học viện Phật giáo, các cơ sở Phật giáo tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử…

Các đại biểu dự Hội thảo.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: “Tổ sư Pháp Loa là vị chân tu thấu hiểu lẽ biến dịch của trời đất và bằng quan điểm “nhập thế” tiến bộ của Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Ngài đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng và phát triển mô hình Phật giáo Trúc Lâm mang đậm nét bản sắc văn hóa Đại Việt".

Cảnh Vũ

Thành cầm súng uy hiếp chủ tiệm vàng, sau đó dùng búa đập vỡ tủ trưng bày, cướp đi một số lượng vàng lớn rồi lên xe bỏ chạy. Chủ tiệm vàng và người dân đã tổ chức truy đuổi và khống chế được Thành…

Màn trình diễn của U23 Việt Nam trong trận đấu tối 22/7 chưa thể khiến người hâm mộ yên tâm. HLV Kim Sang Sik và các đồng sự còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đi tới cái đích cuối cùng tại Giải vô địch U23 Đông Nam Á.

Cháu bé 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh đang được điều trị và hỗ trợ tâm lý ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Cùng với đó, nam sinh (18 tuổi, phường Đại Thanh, Hà Nội) có 4 người trong gia đình tử nạn đã được chuyển về bệnh viện gần nhà để tiếp tục điều trị. 

Hiện nay, vùng mây lớn từ phía bắc của hoàn lưu bão số 3 đang di chuyển thẳng vào khu vực Hà Nội Trong vài giờ tới, các quận nội thành được dự báo sẽ có mưa rào và dông mạnh, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lốc, sét và gió giật. Miền Bắc sẽ có mưa lớn đến cuối tuần.

Chiều 22/7, thông tin từ UBND phường Đồ Sơn (TP Hải Phòng) cho biết, dù bão số 3 đã đi qua, nhưng do ảnh hưởng của bão nên khu vực Đồ Sơn đang phải đối mặt với hiện tượng triều cường, nước biển dâng cao.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025) và 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, ngày 22/7, Cục Công tác chính trị (Bộ Công an) đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Tây Ninh và các nhà hảo tâm tổ chức trao kinh phí hỗ trợ 480 triệu đồng xây dựng, sửa chữa “Mái ấm tình thương” cho 6 CBCS, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Sự việc đoàn kiểm tra liên ngành của UBND phường Vũng Tàu (TP Hồ Chí Minh) bất ngờ đến kiểm tra khu vực đang xây dựng, san lấp lấn biển tại khu du lịch Hồ Mây (do Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư) khiến dư luận rất quan tâm. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng và đã nhiều lần bị xử phạt, đình chỉ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.