Đệ nhị Tổ Pháp Loa với di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm

14:38 29/03/2017
Đệ nhị Tổ Pháp Loa là Tổ sư thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau Tổ sư - Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Ngày 29-3, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đặc biệt - chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội thảo khoa học: “Đệ nhị Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Pháp Loa với việc kế thừa và phát triển di sản văn hóa Thiền Phái Trúc Lâm” nhân kỷ niệm 687 năm ngày Tổ sư Pháp Loa viên tịch (3/3/1330 – 3/3/2017).

Thiền phái Trúc Lâm ra đời vào thời nhà Trần (1226-1400). Lịch sử của Thiền phái Trúc Lâm gắn liền với tên tuổi của Trúc Lâm Điều Ngự - Trần Nhân Tông. Cùng với Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang được lịch sử gọi là Trúc Lâm Tam Tổ.

Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần khẳng định công lao to lớn của Thiền sư Pháp Loa trong việc xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; làm sáng tỏ hơn nữa các tư liệu, các sự kiện có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của Tổ sư Pháp Loa; qua đó, đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ và phát huy trong thời gian tới.

Quang cảnh Hội thảo.

Thiền sư Pháp Loa tên thật là Đồng Kiên Cương, sinh ngày 7-5-1284, quê ở  làng Cửu La, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Thiền sư Pháp Loa hưởng dương 47 tuổi, có 26 năm hành đạo trong đó có 23 năm, từ năm 1308 đến năm 1330 giữ cương vị Đệ nhị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm.

29 tham luận công phu, tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo tại Hội thảo đều thống nhất rằng, Đệ nhị Tổ Pháp Loa là người kế thừa và phát triển xuất sắc tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông, có công lao to lớn đưa Thiền phái Trúc Lâm đạt tới đỉnh cao mới.

Trong tham luận của mình, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia khẳng định: “Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Pháp Loa chính thức được suy tôn là Tổ thứ 2 Thiền Phái Trúc Lâm, trở thành người lãnh đạo Phật tử trong cả nước. Uy tín của ông với chúng tăng và trong xã hội không ngừng tăng lên. Với tư cách người đứng đầu giáo phái có đầu óc thông tuệ, có kiến thức uyên bác, Pháp Loa đã đảm nhiệm công việc giảng các bộ kinh lớn như: Kim Cương, Lăng Nghiêm; Hoa Nghiêm; Lăng Già; Viên Giác…”.

Bên cạnh đó, các tham luận cũng khẳng định, Thiền sư Pháp Loa đã có những cải cách đáng kể về mặt tổ chức, là người đầu tiên tổ chức Giáo hội Phật giáo một cách có hệ thống, lập sổ bộ tăng ni và tự viện trong cả nước, góp phần vào việc phát triển nhanh chóng lượng người xuất gia và quy y học đạo.

Tổ sư Pháp Loa cũng rất chú trọng chăm lo việc mở giảng các lớp thuyết Pháp về Phật pháp; chú giải nhiều kinh điển, viết nhiều sách giáo khoa Phật học, đặc biệt là ấn hành Đại Tạng Kinh, một tác phẩm quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam.

Ngoài ra, trong thời Tổ sư Pháp Loa lãnh đạo phật tử trong cả nước, phong trào tu học được đẩy mạnh trong các thành phần xã hội, đặc biệt đã thu hút được các tầng lớp quý tộc, nhờ vậy, tiềm lực kinh tế của của các cơ sở giáo hội Trúc Lâm ngày càng lớn mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều chùa, tháp được xây dựng và trùng tu; đúc hàng nghìn tượng Phật; Thiền sư đã để lại dấu ấn đặc biệt trong việc thành lập các trung tâm, học viện Phật giáo, các cơ sở Phật giáo tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử…

Các đại biểu dự Hội thảo.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS. TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho biết: “Tổ sư Pháp Loa là vị chân tu thấu hiểu lẽ biến dịch của trời đất và bằng quan điểm “nhập thế” tiến bộ của Đệ nhất Tổ Trần Nhân Tông. Ngài đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng và phát triển mô hình Phật giáo Trúc Lâm mang đậm nét bản sắc văn hóa Đại Việt".

Cảnh Vũ

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Những ngày qua có 4 tàu cá cùng 11 ngư dân của Quảng Bình bị nạn trên biển do lốc xoáy, sau 5 ngày nỗ lực liên lạc, tìm kiếm, 4 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn trong niềm vui vỡ oà của người thân.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文