Đề tài nông thôn thời hậu chiến trở lại sân khấu kịch
- Có một Bảo tàng tác phẩm hậu chiến tranh
- Mùa cát vọng- Góc nhìn của người trẻ về hậu chiến
- Nhà văn Minh Chuyên: Suốt đời viết về đề tài hậu chiến
Nội dung vở diễn xoay quanh Thuyến, một thôn nữ lấy chồng thời chiến. Bân – chồng cô mới bước vào đời sống hôn nhân vài ngày đã phải lên đường ra trận. Nơi quê nhà, Thuyến gặp Bường, một bộ đội đi qua làng, nảy sinh tình cảm. Cả hai bị làng xóm, chính quyền đấu tố vì tội “hủ hóa” nhưng bà Muộn - mẹ chồng Thuyến đã lên tiếng bênh vực cho con dâu. Bà mong mỏi có đứa cháu để trông cậy về sau.
Bi kịch thời hậu chiến tiếp tục được đưa trở lại sân khấu |
Đời sống gia đình thành bi kịch khi chồng Thuyến trở về, không chấp nhận được sự thật này. Tuy nhiên, như chia sẻ của đạo diễn Kiều Minh Hiếu thì đây là bi kịch của những người tốt. Vở diễn không chỉ là chuyện lên án chiến tranh mà đi sâu vào khai thác về con người, về cách ứng xử giữa con người với con người trước những mất mát do chiến tranh gây ra.
Đối diện với những nỗi đau, nếu con người cứ mãi khoét sâu vào chúng, những vết thương ấy sẽ không bao giờ lành. Chỉ có sự cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương mới có thể xoa dịu nỗi đau mà chiến tranh đã để lại...
Vở diễn "trình làng" nhiều gương mặt trẻ của Nhà hát Kịch Việt Nam vừa vượt qua kỳ sát hạch mới |
Thiết kế sân khấu của họa sĩ, NSƯT Doãn Bằng tuy mộc mạc, giản dị, gần gũi với tâm hồn và đời sống người Việt Nam nhưng không kém phần sang trọng. Nhạc sĩ Phùng Tiến Minh thuyết phục người xem bằng chất liệu âm nhạc mượt mà, sâu lắng, trữ tình.
Vở diễn có sự tham gia diễn xuất của Phương Nga, Tô Dũng, Việt Hoa, Ba Duy, Tuyết Trinh, Quang Đạo, Minh Hải, Minh Quân...