Đệ trình UNESCO ghi danh “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”

08:17 30/03/2020
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ vừa có Văn bản đồng ý gửi hồ sơ quốc gia đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Quyết định này là một tin vui không chỉ với riêng người dân Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh.

Theo GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, tranh Đông Hồ có tên đầy đủ là “Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ”. Đây là một dòng tranh dân gian tiêu biểu nhất ở Việt Nam, có xuất xứ từ làng Đông Hồ. Làng nằm ven sông Đuống cách Hà Nội chừng 40km về phía Đông Bắc. Xưa kia Đông Hồ được gọi là Đông Mái (hay làng Mái) thuộc Tổng Hồ, huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đông Hồ  là một làng nghề truyền thống lâu đời. Minh văn trên bia đá trên nền chùa cổ của làng dựng thời Mạc (thế kỷ XVI) cho biết, đây là một làng đã được thành lập, tồn tại và phát triển từ nhiều thế kỷ…

Qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, tranh dân  gian Đông Hồ trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là nông dân và thị dân, trong dịp đón xuân mới hằng năm và các thực hành tín ngưỡng. Chính vì thế, xét trên phương diện sử dụng, người ta phân chia thành hai loại là tranh tết và tranh thờ. Những nội dung cơ bản thể hiện trên các bức tranh, người ta chia thành năm thể loại, đó là: Tranh thờ, tranh lịch sử,  truyện tranh, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là các loại tranh mang ý nghĩa chúc tụng…

Tranh Đông Hồ - một trong những dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. Ảnh: Hồng Quang.

Để tăng thêm những ý nghĩa chúc tụng, ngoài những hình tượng biểu trưng cho sự tốt lành gần gũi và thân thuộc trên tranh như con gà, con lợn, con chuột, con mèo, người ta còn viết thêm những dòng chữ Nôm, chữ Hán để minh hoạ cho ý nghĩa của tranh. Chữ trong tranh có thể là thơ, là câu đối, tục ngữ, phương ngôn, hay có thể chỉ là một câu nói thường ngày nhưng ý nghĩa lại rất rộng, rất sâu. Cho đến nay nghề in tranh khắc gỗ ở Đông Hồ không còn nhộn nhịp như xưa.

Tuy vậy, nhiều gia đình ở đây còn giữ được hàng trăm ván gỗ, được coi là của gia bảo truyền lại cho con cháu đời sau. Các bảo tàng trung ương như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các sưu tập tranh dân gian cùng các bộ ván in tranh từ các làng nghề tranh dân gian truyền thống trong đó có làng tranh Đông Hồ. Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, tranh dân gian ở Việt Nam  nói chung, trong đó có làng tranh Đông Hồ đã được Chính phủ Việt Nam và ngành Văn hóa quan tâm nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị.

Nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhiều tranh dân gian và ván in tranh đã được sưu tầm, giới thiệu tại các bảo tàng. Việc bảo tồn nghề và làng nghề tranh dân gian Đông Hồ cũng được đặt ra trong một số dự án nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, và tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, trước những biến đổi cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, các dòng tranh và  làng tranh dân gian truyền thống đã và đang chịu những tác động, những thách thức không nhỏ…

Theo Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, việc bảo vệ và phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách đối với các cơ quan quản lý, cộng đồng và các nghệ nhân. Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ, phát huy một dòng tranh gắn liền với phong tục, tập quán của người Việt vào dịp Tết đến xuân về, mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ kho tàng di sản của các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam và thế giới nói chung.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cũng cho rằng, việc lập hồ sơ trình UNESCO công nhận tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là bước đi thiết thực nhất để cứu vãn, vực dậy làng nghề tranh. Đó sẽ là cơ sở pháp lý cao nhất để nhà nước, chính quyền các cấp chung tay góp sức bảo vệ di sản. Đó cũng là động lực để cộng đồng địa phương quan tâm, dốc sức giữ gìn và củng cố di sản này.

N.Nguyễn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tuần tra hóa trang kết hợp công khai xuyên đêm, lực lượng CSGT đã kịp thời phát hiện, xử lý gần 40 "quái xế" càn quấy, vi phạm trật tự an toàn giao thông khiến người dân bức xúc.

Sau nhiều năm ấp ủ, mới đây Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long và nhạc sĩ Dương Cầm vừa tung trailer chính thức của vở nhạc kịch "Giấc mơ Chí Phèo". Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.

Ngày 2/11, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã tổ chức thông tin kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý với vụ việc vi phạm pháp luật về an ninh mạng và quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xảy ra tại Công ty TNHH Dự án Hồ Tràm.

Hơn 70 đội đua và gần 150 vận động viên cùng tham gia thi đấu trên 14 đường đua với hơn 500 bài thi tại Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam được tổ chức tại Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam để giành lấy vinh quang.

Tàu chở hàng tàu ASY2 khi đang vào ga Hải Vân Nam, TP Đà Nẵng đã bị trật bánh khiến 3 toa xe chở container hàng hóa lật nghiêng chắn ngang đường sắt, gây ách tắc giao thông đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Hiện lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang tập trung cứu hộ, thông tuyến đường sắt qua ga Hải Vân Nam.

Mô hình "Công an phường kiểu mẫu về ANTT và văn minh đô thị" (CAP kiểu mẫu) là chủ trương lớn của Bộ Công an, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác của Công an phường. Với những cách làm sáng tạo, TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đã triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT của địa phương…

Sáng 2/11, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, lực lượng cứu nạn cứu hộ đã tìm thấy bé trai 14 tuổi tử vong do đuối nước trên tuyến sông thuộc xã Trung Thành Tây (huyện Vũng Liêm).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文