Lễ cưới cổ truyền xứ Huế qua những hiện vật, tư liệu quý

14:07 30/11/2017
Là Kinh đô xưa, đến nay Huế còn lưu giữ nhiều nét đẹp thuần phong mỹ tục,  trong đó cưới hỏi Huế mang những nét độc đáo không lẫn với vùng miền nào khác.

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, sáng 30-11, Bảo tàng Văn hóa Huế (tỉnh Thừa Thiên- Huế) đã tổ chức khai mạc triển lãm trưng bày với chuyên đề “đám cưới cổ truyền Huế”.

Đối với người Việt, lễ cưới là một trong những lễ nghi quan trọng và mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng.

Là Kinh đô xưa, đến nay Huế còn lưu giữ nhiều nét đẹp thuần phong mỹ tục, trong đó cưới hỏi Huế mang những nét độc đáo không lẫn với vùng miền nào khác. Cũng từ đó mà nghi lễ trong cưới hỏi Huế tạo thành hai hình thức là nghi lễ dân gian và nghi lễ cung đình. 

Lễ cưới Huế cũng có đủ các bước thủ tục theo quy định chung của đám cưới truyền thống Việt Nam, thường là đủ Lục lễ (6 lễ) gồm: Nạp thái (sơ vấn); Vấn danh (hỏi tuổi), Nạp cát (nói vợ), Nạp tệ (lễ hỏi), Thỉnh kỳ (xin ngày), Thân nghinh (lễ cưới). 

Hiện nay, Lục lễ đã được nhiều gia đình xứ Huế giảm bớt nhưng vẫn giữ lại một số lễ chính quan trọng, hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, vợ chồng bình đẳng, chung thủy một vợ một chồng.

Cau lồng, rượu ché là một trong những lễ vật của nhà trai trong lễ cưới cổ truyền ở xứ Huế. Cặp ché này có từ thời Khải Định, được một gia đình sống ở đường Huỳnh Thúc Kháng sử dụng và làm dịch vụ cho thuê đám cưới trong những năm của thế kỷ XX. Hiện những dịch vụ này vẫn tồn tại nhưng không phổ biến như trước.
Đoàn rước dâu đám cưới Huế giữa thế kỷ XX.

Cô dâu và chú rể đứng trước bàn thờ gia tiên tại một đám cưới 1971. Những hiện vật, hình ảnh tư liệu quý tại triển lãm góp phần bảo tồn, tôn vinh giá trị văn hóa Huế.

Cô dâu đang lạy trước bàn cúng tơ hồng. Ảnh đám cưới của ông Nguyễn Văn Viện và bà Đỗ Thị Bé vào ngày 26-10-1974, nay ở phường Thủy Xuân, TP Huế.

Những hiện vật gốc như thiệp cưới, giấy hôn thú, áo dài cưới, khay cau trầu rượu, các bản hương ước được trưng bày tại triển lãm.

Bàn thờ gia tiên, lễ tơ hồng_ nét đẹp bình dị, đặc sắc trong phong tục cưới hỏi của người dân Cố đô.
Triển lãm trưng bày nhằm giới thiệu những giá trị truyền thống của đám cưới Huế trong dân gian từ các bước nghi lễ cơ bản của một đám cưới Huế đến một số hình ảnh, tư liệu đám cưới của người dân Huế trong khoảng thập niên 60-70.

Với quan niệm “Trọng lễ nghi khi tài vật”, chính vì thế mà lễ nghi trong đám cưới Huế có phần cầu kỳ hơn ở phần lễ nhưng không quá chú trọng vào vật chất, chỉ cần tiết kiệm chứ không phô trương.

Anh Khoa

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文