Độc đáo nghi lễ dựng nêu ngày Tết trong Đại Nội Huế

12:09 08/02/2018
Sáng 8-2 (tức 23 tháng Chạp), Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã tổ chức nghi lễ “Thướng tiêu” (dựng nêu) tại Đại Nội Huế. 

Đây là hoạt động nhằm tái hiện nghi lễ xưa của triều đình nhà Nguyễn nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung và đã thu hút đông đảo du khách tham dự.

Nghi lễ bắt đầu với đội lính 10 người cùng đội Tiểu nhạc, Đại nhạc trong trang phục chỉnh tề rước nêu là một cây tre già dài 15m đi từ cửa Hiển Nhơn đến Thế Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.

 
Nêu là một cây tre già dài 15m được rước qua cửa Hiển Nhơn với đội lính 10 người trong trang phục chỉnh tề. 
Chuẩn bị lễ rước nêu tại cổng Hiển Nhơn.

Tại Thế Miếu, hương án được soạn bày sẵn với các lễ phẩm và đoàn bồi tự cùng đội Đại nhạc để thực hiện các nghi thức gồm lễ bái, nghinh thần, khánh hạ. Sau khi kết thúc phần lễ, cây nêu được dựng lên, báo hiệu ngày Tết đến.

Trong nghi lễ rước nêu không thể thiếu phần diễn xướng của đội Đại nhạc.
Và đội Tiểu nhạc.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm BTDT Cố đô Huế cho biết, vào thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, phải là viên quan hàm “Tam phẩm” trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua để đứng ra làm chủ lễ. 

Ngoài phướn đỏ, trên ngọn nêu bao giờ cũng có treo ấn tín, đoản kiếm, bút lông, biểu trưng cho việc phong ấn để triều đình nghỉ ngơi đến ngày hạ nêu mùng 7 tháng Giêng.

Nêu được đội lính rước về Thế Miếu.
Lễ dựng nêu được Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức trọng thể với đầy đủ các nghi lễ.

Tái hiện nghi lễ dựng nêu nhằm lưu giữ nét đẹp trong bản sắc văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến Xuân về của người Việt.

Tiếp đó, cây nêu được dựng lên bên trong khuôn viên Thế Miếu, báo hiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc đã đến.
Lễ dựng nêu của triều Nguyễn ngày xưa gồm các nghi thức như lễ bái, nghinh thần, khánh hạ.
Nghi lễ dựng nêu trong Đại Nội Huế thu hút đông đảo du khách đến tham dự.

Trong sáng cùng ngày, Trung tâm BTDT Cố đô Huế còn tổ chức chương trình "Hương xưa bánh tét" bao gồm các trò chơi cung đình và dân gian như đổ xăm hường và bài vụ; trình diễn thư pháp tặng chữ, đặc biệt là hội thi gói bánh chưng, bánh tét... nhằm tái hiện Tết cổ truyền của dân tộc.


Anh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文