Đồng loạt khai mạc nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân

18:40 29/01/2021
Ngày 29/1, hàng loạt các chuỗi hoạt động đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân đã đồng loạt được khai mạc tại Hà Nội. Cùng với đó, nhiều phương án nhằm thích ứng kịp thời nếu tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp hơn đã được các đơn vị chuẩn bị.

Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa, sưu tầm PGS.TS Đặng Văn Bài và Bảo tàng Hà Nội  tổ chức triển lãm “Trâu trong đời sống người Việt” tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội. Với 70 hiện vật trưng bày, triển lãm mang tới cho người xem những trải nghiệm thú vị về hình ảnh độc đáo, gần gũi, thân thiện của con Trâu trong không gian đậm nét văn hóa Việt…

Góc triển lãm "Trâu trong đời sống người Việt"

Cùng thời điểm này, không gian Bích họa phố Phùng Hưng và chợ hoa Tết Hàng Lược, Hà Nội rực rỡ ánh đèn. Tại đây, nhiều hoạt động giới thiệu, trình diễn một số nghề thủ công phục vụ Tết được tổ chức phục vụ công chúng như  giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng,  nghệ thuật thư pháp, mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, nghề làm hương, nông sản một số tỉnh thành, biểu diễn hát Chèo, hát Xẩm...

2 sự kiện nói trên là một phần trong chuỗi chương trình văn hóa “Tết Việt – Tết Phố 2021” do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với một số tổ chức, cá nhân triển khai, phục vụ đón Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021).  

Các hoạt động diễn ra từ ngày 29/1 đến ngày 28/2 nhưng đã được Ban tổ chức chuẩn bị từ khá lâu trước đó, kể cả các phương án nhằm thích ứng kịp thời với những diễn biến khó lường của dịch bệnh. Đặc biệt, ngày 6/2, rất nhiều hoạt động mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa Việt được tổ chức tại di tích Đình Kim Ngân, Hàng Bạc. Ban Quản lý phối hợp với Câu lạc bộ Đình Làng Việt phỏng dựng Lễ cáo yết Thành hoàng, tổ chức lễ dựng cây nêu, sắp mâm lễ và dâng cúng tại đình, với mâm lễ bao gồm các đặc sản đặc trưng của Hà Nội.

Trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trước đó, các hoạt động diễn xướng dân gian ba miền đã được tổ chức trước cửa đình Kim Ngân và trên dọc đoạn phố Hàng Bạc từ ngã ba Hàng Bạc – Mã Mây và Ngã tư Hàng Bạc – Tạ Hiền. Hội quán Di sản phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Heritage 2021”, gồm nhiều trò chơi dân gian bằng công nghệ thực tế ảo, hoạt động trải nghiệm vẽ tranh Đông Hồ dành cho thiếu nhi...

Đặc biệt, người dân và du khách đến Ngôi Nhà Di sản - 87 Mã Mây được hòa mình vào không gian đón Tết của gia đình Hà Nội xưa với hoạt động gói bánh chưng, thưởng thức trà Việt, tìm hiểu nghệ thuật gọt, tỉa và chơi hoa Thủy Tiên. Trong khuôn khổ chương trình còn có nhiều hoạt động tọa đàm, nói chuyện giúp công chúng hiểu sâu hơn về phong tục, tập quán, lễ hội, âm nhạc dân gian, áo dài ngũ thân truyền thống. 

Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây trên Phố cổ dịp này

Tại các điểm di tích phố cổ có các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống; trưng bày, giới thiệu quy trình và một số sản phẩm tiêu biểu tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng, triển lãm về điểm đến di sản, âm nhạc truyền thống của Phú Yên, âm nhạc Hà Nội xưa…

Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, chủ đề “Trao yêu thương – Tết sum vầy” chính thức khai mạc. Rất nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về nét văn hóa đặc sắc trong truyền thống đón Tết cổ truyền, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Làng trong dịp này: Tục dựng cây Nêu, trải nghiệm gói bánh chưng, các trò chơi dân gian các dân tộc… 

Để thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp, tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, 1.000 phần quà được trao tặng người nghèo đón Tết.

Hoạt động gọi bánh chưng ngày 29/1

Ban Quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, hoạt động nói trên là một phần trong chuỗi hoạt động “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng. Dự kiến diễn ra đến hết tháng 2, tại Làng sẽ có rất nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, trò chơi dân gian tiêu biểu, các món ăn truyền thống dịp năm mới, các loại sản vật đặc trưng của từng dân tộc, các chương trình biểu diễn dân ca, dân vũ.  Tham gia các hoạt động có trên 100 đồng bào của 14 dân tộc: Tày, Dao, Nùng, Mông, Thái, Mường, Khơ Mú, Ba Na, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, RagLai, Ê Đê, Khmer. 

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc dành cho khách du xuân

Ban tổ chức đã lên 2 phương án. Nếu dịch COVID - 19 bùng phát trên địa bàn Hà Nội, Làng sẽ tăng cường các hoạt động của nhóm đồng bào hàng ngày, hạn chế tập trung đông người, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch. Nếu không có các văn bản của các cấp có thẩm quyền về việc tạm dừng tổ chức các hoạt động tập trung đông người thì Làng vẫn thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút du khách.

Khai mạc vào tối 29/1, “Hội Xuân 2021” do Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại số 2 Hoa Lư, Hà Nội. Diễn ra đến ngày 8/2, bao gồm nhiều hoạt động. Trong đó, triển lãm "Gốm Xuân 2021" trưng bày và giới thiệu gốm Bát Tràng, gốm phù điêu Hải Phòng, không gian sắp đặt chủ đề "Niềm tin tưởng". 

Phục vụ khách du xuân ngắm Hà Nội từ trên cao bằng khinh khí cầu

Triển lãm của nhóm họa sỹ G39 (Vương Linh, Bình Nhi, Bùi Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Minh, Nguyễn Quốc Thắng, Phạm Trần Quân, Lâm Đức Mạnh, Doãn Hoàng Lâm, Tào Linh, Lê Thiết Cương, Đỗ Dũng và nhà thiết kế Trịnh Bích Thủy) giới thiệu 80 tác phẩm mới nhất về Trâu - con vật biểu tượng của năm mới 2021 với nhiều chất liệu, sơn dầu, giấy gió, bột màu, gốm Bát Tràng, áo thêu...

Hội chợ Xuân giới thiệu nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các vùng miền. Trong khuôn khổ “Hội Xuân 2021” có nhiều chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật:  "Mừng Đảng, mừng Xuân", "Lời ca dâng Đảng"; biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống “Vui đón Xuân”;   vũ hội “Chào xuân”, biểu diễn nhạc DJ, điêu khắc ánh sáng. Đây cũng là lần đầu tiên, Ban tổ chức đưa hoạt động bay khinh khí cầu, hỗ trợ du khách ngắm nhìn vẻ đẹp Hà Nội từ trên cao…  


Hoa Nguyễn

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文