Khởi công lễ đúc tượng Phật tổ và chuông đại hồng tại chùa Phúc Long

16:44 24/09/2016
Chùa Phúc Long, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội), Trung ương giáo hội Việt Nam đã tổ chức Đại lễ đúc Đại Phật tượng và Chuông Đại hồng. 

Ngày 24-9, tại Chùa Phúc Long, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội), Trung ương giáo hội Việt Nam đã tổ chức Đại lễ đúc Đại Phật tượng và Chuông Đại hồng. Tham dự có đại diện chính quyền địa phương cùng đông đảo tăng ni phật tử.

Chùa Phúc Long được xây dựng từ những năm 1998-2000, hiện khuôn viên chùa có tổng diên tích 718m2.

Theo đó, chùa Phúc Long tổ chức đúc Tượng phật, Bồ tát và chư thánh làm làm 2 giai đoạn. 

Giai đoạn 1: Đúc Đại tượng Phật Tổ nặng 8.500kg và Chuông Đại hồng nặng 1.000kg. Giai đoạn 2: Đúc tượng Bổn sư Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm,Thế Chí, tượng Đạt Ma Tổ sư, tượng Tam Tổ Trúc Lâm Phật Hoàng Trần Tông. Dự kiến số lượng đồng đỏ nguyên chất khoảng 15.000 kg.

Các phật tử cung tiến kim ngân đúc Đại tượng Phật Tổ và 
 Chuông Đại hồng

Chùa Phúc Long được xây dựng từ những năm 1998-2000, hiện khuôn viên chùa có tổng diên tích 718m2. Với khát khao phục dựng lại ngôi chùa khang trang, to đẹp, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân địa phương, các phật tử xa gần đã đóng góp, công đức, ủng hộ xây dựng chùa Phúc Long để làm nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Ngày 24-5-2014, được sự đồng ý của chính quyền huyện Gia Lâm, bằng sự quyết tâm của phật tử và nhân dân ngôi chùa đã được xây dựng với kinh phí 12 tỷ đồng.

 Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đại đức Thích Đức Nguyên, Trụ trì chùa Phúc Long làm lễ đưa kim ngân của các phật tử cung tiến đúc Chuông Đại hồng vào khuôn đúc.


Lưu Hiệp

Ngày 26/5, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết, đang phối hợp với Công an thị xã Chơn Thành khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 2 công nhân tử vong.

Những "ông sao khiếm thính" có thể khiến bạn nghĩ đến một khiếm khuyết của cơ thể nhưng thực tế, những "ông sao" của showbiz Việt có khi còn thính tai hơn bất kỳ ai. Nhưng, họ chủ động "khiếm thính" vì sự kiêu ngạo ngông cuồng của chính mình theo kiểu "mục hạ vô nhân". Chính vì thế, thay vì được quý mến như những ngôi sao, họ đã bị cộng đồng gọi là "ông sao" hoặc "sao sao".

Người Toraja là một tộc miền núi đảo Sulawesi, Indonesia. Về nguồn gốc, có quan điểm cho rằng tổ tiên họ vốn là một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn ở Bắc Việt Nam đã thiên di bằng đường biển tới vùng đảo cách đây khoảng trên dưới 2.000 năm.

Giữa thung lũng có một “tọa độ chết” được đánh dấu, nơi đó được gọi bằng những cái tên rất hãi hùng như “cái rốn da cam”, “vùng đất chết” khi mang trong đất sự hủy diệt của chiến tranh còn sót lại. Nhưng, nhiều nỗ lực đã giúp hồi sinh vùng đất này tươi xanh như từng có.

Kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình, 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh, tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lễ kỷ niệm với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quảng Bình hành trình khát vọng - phát triển” diễn ra tối 2/6, cùng nhiều hoạt động khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文