Hà Nội đón Đại lễ Phật đản với nhiều biện pháp phòng dịch COVID-19

10:24 25/05/2021
Việt Nam đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4, có quy mô và phức tạp cao hơn trước, vì vậy, tại TP Hà Nội, tăng, ni, phật tử đã chủ trương đón mừng mùa Phật đản an bình và đảm bảo an toàn trong đại dịch.



Nhiều ngày nay, các đền, chùa, phủ trên địa bàn Hà Nội cửa đóng then cài ngay cả trong thời gian lễ Phật đản để ngừng đón khách, bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19.

Đại lễ Phật Đản được xem là nghi lễ lớn nhất của Phật giáo. Hằng năm vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, người dân Việt Nam cùng tín đồ Phật tử trên khắp thế giới lại hân hoan đón mừng mùa Phật đản. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức đại lễ với quy mô lớn thu hút hàng nghìn người dân tham gia. Do đại dịch COVID-19 hoành hành, năm nay là năm thứ hai liên tiếp, phật tử đón mùa Phật đản không trọn vẹn.

Đền Quán Thánh trước ngày Đại lễ Phật đản

Trong thông điệp đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhắn nhủ, trong thế giới biến động ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với những khủng hoảng nghiêm trọng về dịch bệnh, về môi trường, biến đổi khí hậu, và xung đột ở khắp nơi trên thế giới. Hơn bao giờ hết, nhân loại cần đón nhận năng lượng niềm tin nơi kho tàng giáo lý vi diệu của Đức Phật. Chỉ khi đó, chúng ta mới vượt qua những thách thức khủng hoảng này.

Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự GHPGVN cho biết: Tuần lễ Phật đản năm nay, GHPGVN đã có văn bản hướng dẫn các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước nắm sát tình hình địa phương với tinh thần chống dịch cao nhất. Tại các tỉnh, TP đã có các ca mắc COVID-19, hoặc nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng thì các chùa, cơ sở tự viện cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người.

Chùa Quán Sứ được trưng bày các biển nhắc nhở phòng chống dịch COVID-19

Trụ trì các chùa, cơ sở tự viện chủ động phối hợp với chính quyền địa phương trong việc không để xảy ra tình trạng tập trung đông người, kiểm soát chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Ngay từ đầu tháng 4 âm lịch, chư Tăng Ni, Phật giáo TP. Hà Nội đã  trang trí cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ… khắp các khuôn viên tự viện và những con phố quanh chùa. Không khí Phật Đản lan toả, mọi người đều cảm nhận được niềm hân hoan chào đón ngày Khánh đản của đấng Từ Phụ. Đặc biệt, tại một số chùa, chư Tôn đức làm lễ khai kinh và truyền hình trực tuyến qua các trang mạng xã hội để các Phật tử và những người yêu mến đạo Phật có thể theo dõi. Đây chính là hành động thiết thực nhất trong lúc này, vừa chấp hành nghiêm quy định phòng chống dịch bệnh  COVID – 19, vừa giúp mỗi Phật tử có thể được thực hiện nghi lễ từ xa, ngay tại chính tư gia của mình để nhất tâm cầu nguyện cho thế giới hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, nhân dân an lạc.

Chùa Quán Sứ vẫn “yên lặng” trước ngày Đại lễ Phật đản

Vì ảnh hưởng của dịch, nên Đại lễ Phật đản năm nay chủ yếu được tổ chức nội bộ. Tuy vậy, chùa Quán Sứ vẫn trang trí lồng đèn, treo cờ để Kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 - Dương lịch 2021.

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết các địa phương đều chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của giáo hội. Tại Hà Nội, trong dịp đại lễ Phật đản, tất cả các đền, chùa đều cửa đóng then cài, không đón Phật tử vào làm lễ để phòng chống dịch COVID-19. 

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào Phật tử, hạn chế tập trung đông người do dịch COVID-19 trong mùa Phật đản PL.2565 - DL.2021, TƯ GHPGVN phối hợp cùng Mạng xã hội Phật giáo Butta phát động tuần lễ “Tắm Phật online - Nhân hai công đức” từ 0h ngày 19/5 (tức 8/4 ÂL) đến hết 24h ngày 26/5 (tức 15/4 ÂL).

Các thông báo phòng chống dịch COVID-19 được dựng trước các cửa chùa

Tại chùa Trấn Quốc (phường Yên Phụ, Tây Hồ, TP Hà Nội) một hàng rào chắn đã được dựng lên từ nhiều ngày cùng tấm biển thông báo “Không tụ tập đông người để phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn phường”.

Thông báo đóng cửa của Đền Quán Thánh

Đền quán Thánh thực hiện theo chỉ đạo của UBND Hà Nội chùa đã đóng cửa tạm dừng tiếp đón khách.

Cô N.T.M (bán hàng nước tại cổng chùa Quán Sứ) chia sẻ: “ Đại lễ năm nay không tổ chức gì cả. Mọi người cũng ý thức về đợt dịch lần này phức tạp nên không đi lại tập trung nhiều như năm ngoái. Mọi hình thức đều được tổ chức Online”.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết một số địa phương đã có văn bản tạm dừng các sinh hoạt nghi lễ tôn giáo tập trung. Ngoài ra, một số chùa cũng đã tổ chức lễ tắm Phật không tập trung đông người, livestream trên mạng xã hội Facebook, Youtube…

Chùa Quán Sứ trước ngày Đại lễ Phật đản
Lương Mạnh

Quy định 3 chế độ quản lý dao có tính sát thương cao gắn với mục đích sử dụng; bổ sung các loại vũ khí quân dụng; cắt giảm các giấy tờ, thủ tục cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ... là một số điểm mới được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

100 sinh viên Học viện CSND đến hiến máu trong lễ phát động Chủ nhật Đỏ lần thứ 17 - năm 2025. Chủ nhật Đỏ đã thu được hơn 400 nghìn đơn vị máu, phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho hàng trăm nghìn người bệnh trong suốt 16 năm qua.

Sáng 29/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam Nguyễn Văn Linh (SN 2000, trú xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên) và Thái Nguyễn Triều (SN 2004, trú xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文