Hà Nội lên tiếng về ga ngầm C9 không vi phạm Luật Di sản văn hóa

09:35 24/08/2018
Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét việc xây dựng đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo. 

Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, ga ngầm C9 được đặt gần đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu, “không chỉ vi phạm Luật Di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của trung tâm Thủ đô”. 

Thêm vào đó, quá trình thi công và vận hành đường ngầm hàng ngày sẽ tạo độ rung, gây nguy cơ hủy hoại di tích, vi phạm điều cấm của luật Di sản văn hóa… 

Về vấn đề này, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội khẳng định: “vị trí đặt ga ngầm C9 hồ Hoàn Kiếm thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo không vi phạm Luật Di sản văn hóa”. 

Cụ thể, Luật Di sản văn hóa quy định: Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích; khu vực bảo vệ II là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với khu vực bảo vệ I để bảo vệ cảnh quan và môi trường - sinh thái của di tích và là khu vực được phép xây dựng các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích... 

Luật Di sản văn hóa và các văn bản liên quan chỉ quy định cắm mốc khoanh vùng khu vực bảo vệ I và II, không quy định khoảng cách theo chiều sâu bảo vệ di tích; 

công trình hầm đường sắt đô thị và ga ngầm C9 không xâm phạm vùng bảo vệ I, phần lớn là ngầm dưới mặt đất dưới khu vực bảo vệ II, giúp người dân, khách du lịch thuận tiện hơn trong việc tiếp cận, quảng bá phát huy giá trị khu di tích, phục vụ người dân phố cổ có phương tiện giao thông thuận tiện, góp phần giảm ách tắc, tai nạn giao thông, cải thiện môi trường, cảnh quan...

P. Huyền

Theo dự báo, trong thời gian tới, tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trong thời gian tới và trên không gian mạng xuất hiện đa dạng, với những phương thức, thủ đoạn đan xen giữa truyền thống với công nghệ, lợi dụng công nghệ để hoạt động phạm tội.

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn các tỉnh Lào Cai, Yên Bái đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, gây thiệt hại về người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Hàng trăm CBCS Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Tây Bắc, Bộ Tư lệnh CSCĐ đã có mặt tại các phường Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới, Bình Minh (thuộc tỉnh Lào Cai) và thị trấn Thác Bà, thị trấn Đại Minh (thuộc tỉnh Yên Bái) tiếp tục hỗ trợ chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, mưa lũ, sạt lở đất. 

Với tinh thần "Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động CBCS phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nhân dân tổ chức phòng, chống và khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Tối 10/9, Sở GTVT Hà Nội cho biết, do nước sông dâng cao, để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, đơn vị sẽ tiến hành cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng lưu thông qua cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, quận Long Biên và huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Lực lượng chức năng bắt đầu cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên. Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文