Nhếch nhác, điêu tàn của các công trình kiến trúc ở Kinh thành Huế trước cuộc di dân lịch sử

15:52 21/10/2018

Tình trạng người dân lấn chiếm di tích Kinh thành Huế làm nhà ở gây giới hạn tầm nhìn, làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng.


Chiều 21-10, Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế cho biết, để chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, di dời hơn 4.200 hộ dân ở khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế, đơn vị cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế và các cơ quan chức năng đã thực hiện khảo sát thực địa tại nhiều địa điểm ở Kinh thành Huế, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trước khi được di dời.

Dọc bờ Thượng Thành-Eo Bầu di tích Kinh Thành Huế là những căn nhà tạm được người dân dựng lên ngay trên bờ thành.

Ông Tuấn cho biết, khu vực Kinh thành Huế có diện tích hơn 500ha, bên trong thuộc 4 phường gồm Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc và bên ngoài thuộc 3 phường tiếp giáp gồm Phú Hòa, Phú Bình và Phú Thuận (TP Huế). 

Kinh thành Huế là công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan môi trường và quân sự, được quy hoạch và xây dựng trong thời gian 30 năm (từ tháng 5-1803 đến tháng 5-1832) bao gồm nhiều hạng mục như hộ thành hào, tuyến phòng lộ, tường thành, 24 eo bầu, Kỳ Đài, Trần Bình Đài và 10 cổng thành.

Hộ thành hào bao quanh Kinh thành là những căn nhà tạm mọc san sát và bên dưới là nguồn nước ô nhiễm nặng nề.

Sau 30 năm kể từ khi triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre vào năm 1884, việc bảo trì Kinh thành Huế ngày càng sa sút, thiếu sự quan tâm của triều đình. Từ năm 1945 đến nay, Kinh thành Huế trở thành di tích và ngày càng bị hư hỏng do chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiến tranh và sự tác động của con người. 

Khâm Thiên Giám là di tích có giá trị văn hóa lịch sử lớn do nhà Nguyễn để lại nay bị xuống cấp, hư hại.

Rác thải bủa vây dưới chân nền di tích hộ thành hào, Kinh thành Huế.

“Tại nhiều địa điểm di tích, người dân địa phương tự lấn chiếm mặt bằng của công trình kiến trúc, xây dựng nhà ở, mở vườn, trồng hoa màu trong Thành Nội, trên mặt hào, bờ thành và ngay trên thượng thành, trong lòng các pháo đài và tuyến phòng lộ. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công trình kiến trúc Kinh thành Huế”, ông Tuấn nhận định.

Hệ thống cột kèo bên trong di tích Khâm Thiên Giám bị mối mọt sắp đổ sập.

Tại di tích Khâm Thiên Giám (đóng ở phường Thuận Thành, TP Huế) là cơ quan có nhiệm vụ quan sát thiên văn, làm lịch và chọn ngày lành để triều đình nhà Nguyễn tổ chức các việc trọng đại được vua Khải Định cho di dời về khu Học Bộ từ năm 1918 đến ngày nay. 

Các công trình kiến trúc chính của di tích gồm nhà chính, cổng, bình phong, hai nhà tả- hữu, giếng nước và tường bao đến nay chỉ còn lại căn nhà chính được gia đình bà Nguyễn Thị Duyệt (79 tuổi) làm nơi trú ngụ suốt 52 năm qua.

Những căn nhà cấp 4 mọc lên trên bờ thượng thành di tích Kinh thành thuộc phường Thuận Thành, TP Huế.

Cụ bà Nguyễn Thị Duyệt, một trong số 27 hộ dân sinh sống trong khuôn viên Khâm Thiên Giám lo lắng khi di tích có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

“Do không có chỗ ở nên từ năm 1966, gia đình tôi được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho về ở bên trong di tích Khâm Thiên Giám như để trông coi, bảo vệ di tích. 

Chúng tôi cũng chỉ tận dụng khoảng trống bên trong công trình di tích để đặt bàn ghế và một số vật dụng để làm nơi sinh hoạt chứ không cải tạo, nới rộng gây ảnh hưởng đến di tích. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài nên đến nay di tích đang bị xuống cấp nặng nề. Mỗi lần có mưa gió lớn thì hai bà cháu tôi lại phải bưng bê đồ đạc qua nhà hàng xóm tá túc chứ lo sợ ngói trên mái nhà rơi trúng đầu”, bà Duyệt nói.

Một ngôi nhà tạm được dựng ngay giữa vườn cây trên bờ thành của di tích.

Bà Võ Thị Nhạn (71 tuổi) sống một mình suốt 32 năm qua tại di tích Thượng Thư Đường Bộ Công nay bị hư hỏng hoàn toàn và khó có thể phục hồi.

Bà Duyệt chỉ là một trong số hàng ngàn hộ dân đang sống bám trên di tích Kinh thành Huế. Qua nhiều lần khảo sát, Trung tâm BTDT Cố đô Huế ghi nhận, tường thành của Kinh thành Huế bị hư hỏng 40%; lòng các pháo đài bị lấn chiếm làm nhà ở,di tích Trấn Bình Đài hỏng khoảng 50%. Nhiều đoạn kè đá của hộ thành hào bị phá hủy hoàn toàn, hệ thống hào và hồ trong Kinh thành Huế đều bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải.

Nền móng bằng gạch vồ của bờ thành Kinh thành Huế bị lấn chiếm xây nhà ở nên không còn nguyên vẹn như xưa.

Theo thống kê của Trung tâm BTDT Cố đô Huế, năm 1995 có 1.838 hộ dân sống ở khu vực 1 Kinh thành Huế thì đến 2003 tăng thêm 438 hộ. Đến nay, các khu vực thuộc di tích này có 4.200 hộ dân sinh sống. Tình trạng người dân lấn chiếm di tích làm nhà ở gây giới hạn tầm nhìn, làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng.


Anh Khoa

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng spam (rác) cuộc gọi bằng cách hạn chế sim rác, cho phép người nghe báo cáo cuộc gọi làm phiền, tuy nhiên tình trạng gọi điện thoại để chào mời hàng hóa, dịch vụ, thậm chí lừa đảo tham gia các sàn giao dịch vàng, chứng khoán... vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Góp phần không nhỏ cho hiện trạng này, không ai khác chính là những đơn vị, hội nhóm chuyên mua bán các loại data trên chợ đen.

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文