Nhếch nhác, điêu tàn của các công trình kiến trúc ở Kinh thành Huế trước cuộc di dân lịch sử

15:52 21/10/2018

Tình trạng người dân lấn chiếm di tích Kinh thành Huế làm nhà ở gây giới hạn tầm nhìn, làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng.


Chiều 21-10, Ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế cho biết, để chuẩn bị kế hoạch thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, di dời hơn 4.200 hộ dân ở khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành Huế, đơn vị cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế và các cơ quan chức năng đã thực hiện khảo sát thực địa tại nhiều địa điểm ở Kinh thành Huế, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trước khi được di dời.

Dọc bờ Thượng Thành-Eo Bầu di tích Kinh Thành Huế là những căn nhà tạm được người dân dựng lên ngay trên bờ thành.

Ông Tuấn cho biết, khu vực Kinh thành Huế có diện tích hơn 500ha, bên trong thuộc 4 phường gồm Thuận Hòa, Thuận Thành, Thuận Lộc, Tây Lộc và bên ngoài thuộc 3 phường tiếp giáp gồm Phú Hòa, Phú Bình và Phú Thuận (TP Huế). 

Kinh thành Huế là công trình di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cảnh quan môi trường và quân sự, được quy hoạch và xây dựng trong thời gian 30 năm (từ tháng 5-1803 đến tháng 5-1832) bao gồm nhiều hạng mục như hộ thành hào, tuyến phòng lộ, tường thành, 24 eo bầu, Kỳ Đài, Trần Bình Đài và 10 cổng thành.

Hộ thành hào bao quanh Kinh thành là những căn nhà tạm mọc san sát và bên dưới là nguồn nước ô nhiễm nặng nề.

Sau 30 năm kể từ khi triều đình Huế ký hiệp ước Patenôtre vào năm 1884, việc bảo trì Kinh thành Huế ngày càng sa sút, thiếu sự quan tâm của triều đình. Từ năm 1945 đến nay, Kinh thành Huế trở thành di tích và ngày càng bị hư hỏng do chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiến tranh và sự tác động của con người. 

Khâm Thiên Giám là di tích có giá trị văn hóa lịch sử lớn do nhà Nguyễn để lại nay bị xuống cấp, hư hại.

Rác thải bủa vây dưới chân nền di tích hộ thành hào, Kinh thành Huế.

“Tại nhiều địa điểm di tích, người dân địa phương tự lấn chiếm mặt bằng của công trình kiến trúc, xây dựng nhà ở, mở vườn, trồng hoa màu trong Thành Nội, trên mặt hào, bờ thành và ngay trên thượng thành, trong lòng các pháo đài và tuyến phòng lộ. Tình trạng này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công trình kiến trúc Kinh thành Huế”, ông Tuấn nhận định.

Hệ thống cột kèo bên trong di tích Khâm Thiên Giám bị mối mọt sắp đổ sập.

Tại di tích Khâm Thiên Giám (đóng ở phường Thuận Thành, TP Huế) là cơ quan có nhiệm vụ quan sát thiên văn, làm lịch và chọn ngày lành để triều đình nhà Nguyễn tổ chức các việc trọng đại được vua Khải Định cho di dời về khu Học Bộ từ năm 1918 đến ngày nay. 

Các công trình kiến trúc chính của di tích gồm nhà chính, cổng, bình phong, hai nhà tả- hữu, giếng nước và tường bao đến nay chỉ còn lại căn nhà chính được gia đình bà Nguyễn Thị Duyệt (79 tuổi) làm nơi trú ngụ suốt 52 năm qua.

Những căn nhà cấp 4 mọc lên trên bờ thượng thành di tích Kinh thành thuộc phường Thuận Thành, TP Huế.

Cụ bà Nguyễn Thị Duyệt, một trong số 27 hộ dân sinh sống trong khuôn viên Khâm Thiên Giám lo lắng khi di tích có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

“Do không có chỗ ở nên từ năm 1966, gia đình tôi được cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho về ở bên trong di tích Khâm Thiên Giám như để trông coi, bảo vệ di tích. 

Chúng tôi cũng chỉ tận dụng khoảng trống bên trong công trình di tích để đặt bàn ghế và một số vật dụng để làm nơi sinh hoạt chứ không cải tạo, nới rộng gây ảnh hưởng đến di tích. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài nên đến nay di tích đang bị xuống cấp nặng nề. Mỗi lần có mưa gió lớn thì hai bà cháu tôi lại phải bưng bê đồ đạc qua nhà hàng xóm tá túc chứ lo sợ ngói trên mái nhà rơi trúng đầu”, bà Duyệt nói.

Một ngôi nhà tạm được dựng ngay giữa vườn cây trên bờ thành của di tích.

Bà Võ Thị Nhạn (71 tuổi) sống một mình suốt 32 năm qua tại di tích Thượng Thư Đường Bộ Công nay bị hư hỏng hoàn toàn và khó có thể phục hồi.

Bà Duyệt chỉ là một trong số hàng ngàn hộ dân đang sống bám trên di tích Kinh thành Huế. Qua nhiều lần khảo sát, Trung tâm BTDT Cố đô Huế ghi nhận, tường thành của Kinh thành Huế bị hư hỏng 40%; lòng các pháo đài bị lấn chiếm làm nhà ở,di tích Trấn Bình Đài hỏng khoảng 50%. Nhiều đoạn kè đá của hộ thành hào bị phá hủy hoàn toàn, hệ thống hào và hồ trong Kinh thành Huế đều bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải.

Nền móng bằng gạch vồ của bờ thành Kinh thành Huế bị lấn chiếm xây nhà ở nên không còn nguyên vẹn như xưa.

Theo thống kê của Trung tâm BTDT Cố đô Huế, năm 1995 có 1.838 hộ dân sống ở khu vực 1 Kinh thành Huế thì đến 2003 tăng thêm 438 hộ. Đến nay, các khu vực thuộc di tích này có 4.200 hộ dân sinh sống. Tình trạng người dân lấn chiếm di tích làm nhà ở gây giới hạn tầm nhìn, làm giảm vẻ mỹ quan của di tích, ảnh hưởng đến diện mạo và sự bền vững của công trình kiến trúc, đặc biệt làm môi trường bị ô nhiễm nặng.


Anh Khoa

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Ngày 20/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sơn La đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, tống đạt các Quyết định và bắt tạm giam đối với Đặng Tùng Lâm (SN 1989, HKTT tại Tổ 10, phường Quyết Thắng, TP Sơn La; nơi ở: đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tối 20/5, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Tam Kỳ vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Huỳnh Hồng Danh (SN 1993, trú xã Tam Thái, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; Nguyễn Tiện (SN 1996, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và Tô Văn Thanh (SN 1987, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) về hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei phê chuẩn Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber làm quyền Tổng thống Iran, sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi qua đời vì tai nạn trực thăng.

Khi Thanh tra vào cuộc xác minh kiến nghị của người dân mới phát hiện một khu đất công bị biến thành đất tư, quá trình lập thủ tục đăng ký, xét duyệt, thẩm định và đề nghị cấp "sổ đỏ" có dấu hiệu tội phạm. Sau đó cơ quan điều tra đã đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội nên hai cán bộ lãnh đạo phường cùng hai đồng phạm vào vòng tố tụng hình sự.

Sau năm ngày xét xử sơ thẩm nhóm tội phạm trong đường dây “rửa tiền” xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày từ 20 đến 150 tỷ đồng, chiều 20/5, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết đối với nhóm tội phạm này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文