Hội đua thuyền rồng chào xuân trên sông Lô

23:51 01/02/2017
Chỉ còn cách vạch đích vài trăm mét, ba chiếc thuyền rồng đua nhau băng băng đè nước lao về phía trước để chiếm lấy vị trí số một chung cuộc. Tiếng trống hiệu đánh dồn dập thúc các vận động viên sải nhanh mái chèo...

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùng 4 Tết người dân địa phương và du khách lại đổ về bên bờ sông Lô, đoạn chảy qua cầu Nông Tiến, Thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang để theo dõi hội đua thuyền rồng. Dù đầu giờ chiều chương trình mới bắt đầu nhưng từ trưa đã có rất nhiều người xuất hiện để vãn cảnh xuân và cũng để chọn trước vị trí đẹp.

Theo kinh nghiệm hàng năm, cứ đến giờ thuyền đua thì người xem ken chặt vào nhau, tới muộn thì đành... đứng ngoài nghe tiếng hoặc phải tới những chỗ xa rất khó xem. Dọc hai bên bờ dòng Lô giang, hàng ngàn người hào hứng cổ vũ. Càng về gần tới đích, nhịp mái chèo càng nhanh, những tiếng reo hò theo đó càng lúc càng lớn. Cảm giác dù đứng trong không gian rất rộng nhưng những âm thanh cuồng nhiệt ấy vẫn đè lên lồng ngực tới mức khó thở. Và trong một khoảnh khắc, không khí im lặng đến kỳ lạ để ngay sau đó cảm xúc của người xem vỡ òa khi đội thắng cuộc được gọi tên.

Nhắc về truyền thống, ông Bùi Văn Sỹ, đội trưởng đội đua phường Hưng Thành cho biết, hội đua thuyền trên sông Lô vào dịp Tết cổ truyền đã có từ rất lâu. Chỉ nhớ ngày trước bắt nguồn từ phong trào đua thuyền nhỏ của các xóm làng sống dọc hai bên bờ sông, cho tới hơn chục năm trở lại đây địa phương phát triển thành hội đua thuyền rồng tổ chức quy mô và công phu. Lượng người xem cũng theo đó tăng theo từng năm.

Các tay đua đang sải mái chèo đưa thuyền về đích.

Nhận thấy hội đua thuyền được hưởng ứng bởi đông đảo bà con nhân dân, thu hút sự tham gia của nhiều phường, xã và là một hoạt động vui chơi đầu năm ý nghĩa, mang đậm màu sắc truyền thống dân tộc nên UBND Thành phố Tuyên Quang đã quyết định duy trì và phát triển lễ hội này.

Hội đua thuyền năm nay có sự góp mặt của 13 đội đua từ trong địa bàn thành phố, gồm xã Tràng Đà, Lưỡng Vượng, Phú Thượng, phường Tân Quang, Hưng Thành,... Xuất phát từ bến phà Nông Tiến, các đội sẽ di chuyển tới soi Tình Húc rồi quay lại, quãng đường có chiều dài 2,5km. Cuộc đua chia làm bốn đợt, theo hình thức loại dần các đội có kết quả thấp nhất.

Một tháng trước khi bắt đầu, tất cả các đội sẽ được thông báo chuẩn bị và tổ chức tập luyện trong 3 buổi. Tất nhiên các đội có thể tự tăng thêm số buổi luyện tập, tùy theo mức “tham vọng” đoạt giải. Toàn bộ thuyền được đóng đồng nhất theo một tiêu chuẩn. Cụ thể, thuyền có chiều dài hơn 10 mét và sơn màu sắc khác nhau. Trên thuyền có tất cả 26 thành viên, gồm một đội trưởng hô nhịp phía trước, một người chỉnh lái phía sau, còn lại giữa thuyền là 24 thành viên chèo thuyền được chia đều hai bên. Tất cả những người được tuyển chọn đều rất giỏi bơi lội, sức khỏe dẻo dai. Đội hình này sẽ được duy trì hàng năm.

Một điểm thú vị là các đội sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để chọn thuyền và mái chèo chứ không chọn trước. Nhận được con số của thuyền nào thì sử dụng thuyền ấy, điều này đảm bảo tính công bằng cho tất cả các đội. Giải nhất năm nay được trao cho đội đua phường Hưng Thành, giải nhì thuộc về xã Lưỡng Vượng, và giải ba là phường Nông Tiến.

Tất cả các đội tham gia đều nhận được tiền thưởng, riêng ba đội về đầu sẽ nhận thêm cúp, cờ lưu niệm. Theo lệ, đội nhất mỗi năm sẽ được cử đi thi đấu đua thuyền tại Lễ hội Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

Anh Trương Đức Tiến, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin Thành phố Tuyên Quang cho biết: “ Vì đặc điểm là một địa phương miền núi, có cuộc sống gắn liền với sông suối nên hội đua thuyền trên sông Lô của tỉnh Tuyên Quang tổ chức mang ý nghĩa đoàn kết cộng đồng, đề cao ý chí kiên cường, bản lĩnh của nhân dân Thành phố Tuyên Quang trước thiên nhiên”.

Trung Hiếu

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文