Khai hội chữ xuân Đinh Dậu tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

19:40 21/01/2017
Ngày 21-1, tại Hồ Văn (Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám), Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội tổ chức khai mạc “Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017” và Triển lãm Thư pháp “Tôn sư trọng đạo”.

“Hội chữ Xuân Đinh Dậu 2017” diễn ra từ 8h30 đến 20h từ ngày 21-1 đến 11-2 (tức từ ngày 24-12 đến 15-1 Âm lịch) với sự tham gia của 77 ông đồ đã được khảo tuyển kỹ lưỡng từ những năm trước. 

Trong đó, riêng vào  ngày 30 Tết Âm lịch, hội chữ hoạt động đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Các ngày mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch, hội chữ hoạt động đến 22h. 

Đặc biệt, Ban tổ chức (BTC) cũng dành một số vị trí dành cho người viết chữ trên 70 tuổi, đã tham gia giảng dạy, triển lãm thư pháp và có nhiều đóng góp cho hoạt động thư pháp Hà Nội từ năm 2000 đến nay được các các CLB Thư pháp Hà Nội suy tôn như cụ Cung Khắc Lược, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thế Lục, Nguyễn Như Phách, Nguyễn Minh Châu…

Hôi chữ xuân với sự tham gia của nhiều ông đồ có uy tín.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hội chữ, BTC còn tổ chức khu vực làng nghề truyền thống trưng bày các sản phẩm làng nghề Hà Nội như gốm sứ, thêu dệt, giấy, tranh dân gian, chạm khắc gỗ, đúc đồng; khu vực giới thiệu tranh dân gian và thiếu nhi trải nghiệm vẽ tranh “Cùng bé sáng tạo – khám phá tranh Tết”. Hoạt động viết chữ đầu xuân có sự tham gian của khoảng gần 100 người có khả năng viết thư pháp Hán – Nôm, chữ Quốc ngữ là thành viên CLB thư pháp tại Hà Nội và các cá nhân đến từ các tỉnh thành có nhu cầu tham gia viết chữ…

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội cho biết: “Xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là Trung tâm giáo dục, đào tạo nhân tài lớn nhất đất nước. Nay, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều truyền thống quí báu của dân tộc như: Hiếu học, Hiếu nghĩa, Tôn sư trọng đạo, Tôn trọng nhân tài… Bởi vậy, hàng năm mỗi dịp Tết đến – Xuân về, với khát vọng đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng và cầu mong con cháu học giỏi, chăm ngoan, thành đạt… nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận lại nô nức kéo về Văn Miếu – Quốc Tử Giám xin chữ đầu Xuân”.

Rút kinh nghiệm từ những năm trước, Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017 được tổ chức để tạo một sân chơi lành mạnh giúp các Thư pháp gia (Hán – Nôm và Quốc ngữ) có điều kiện trổ tài, sáng tác và nhân dân đi xin chữ có thể yên tâm, hân hoan mang về gia đình những bức thư pháp đúng, đẹp với nhiều ước nguyện tốt lành. 

Đặc biệt, song song với hoạt động viết chữ, Triển lãm Thư pháp với chủ đề “Tôn sư trọng đạo” năm nay giới thiệu tới công chúng gần 30 tác phẩm thư pháp bằng chữ Hán – Nôm và chữ Quốc ngữ. Đây là các tác phẩm được tuyển chọn kỹ lưỡng từ trên 70 tác phẩm dự tuyển gửi đến từ hàng chục CLB Thư pháp đang sinh hoạt tại Thủ đô.

Các bức thư pháp được thể hiện trên nhiều chất liệu theo nhiều phong cách khác nhau, ghi lại những lời danh ngôn, giáo huấn, thơ văn… của các bậc Tiền nhân về chủ đề “Tôn sư trọng đạo” qua các thời đại lịch sử.  

“Với ý nghĩa sâu sắc về nội dung và tinh tế trong sáng tác nghệ thuật các tác phẩm thư pháp không chỉ có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ Thủ đô biết phát huy và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn góp phần từng bước nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật thư pháp của công chúng” ông Trương Minh Tiến cho hay.

Cũng tại lễ khai mạc, BTC Hội chữ xuân Đinh Dậu 2017 cũng đã tổ chức lễ trao giải cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc tham gia triển lãm thư pháp “Tôn sư trọng đạo”. Theo đó, giải Nhất chữ Quốc ngữ được trao cho tác phẩm “Có một nghề” (tác giả Trần Võ Hiệp – CLB Thư pháp Việt tâm bút”, giải Nhất chữ Hán được trao cho tác phẩm “Tôn sư trọng đạo” (trích Hậu hán thư – Khổng hi truyện, tác giả Nguyễn Đức Phong). Ngoài ra, BTC con trao 2 giải nhì, 2 giải khuyến khích ở thể loại chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

Cảnh Thảo

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文