Khơi dậy tiềm năng du lịch những miền di sản: Thiếu sự liên kết, mạnh ai nấy làm

10:12 13/06/2017
Ngoài 5 di sản được UNESCO công nhận, Thừa Thiên - Huế là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch, thu hút du khách nhờ vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương, núi Ngự và các bãi biển Lăng Cô, Thuận An, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai… với nhiều tour du lịch hấp dẫn được khai mở trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều đơn vị lữ hành hoạt động ở địa phương thì lượng du khách đến Huế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có.


Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và các đơn vị lữ hành còn thiếu sự liên kết. Các sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, lôi cuốn du khách. Nhiều du khách bày tỏ rằng, Cố đô Huế nhiều di tích, cảnh đẹp, song họ chỉ đến tham quan, sau đó vào Đà Nẵng để ăn uống, nghỉ lại. Bởi vì, ở Đà Nẵng dịch vụ du lịch, nhà hàng, quán ăn, khách sạn, nhà nghỉ… giá cả “bình dân” hơn.

Trước thực trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đẩy mạnh liên kết du lịch với nhiều địa phương trong cả nước để xây dựng sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến Huế. Một trong số đó là mô hình liên kết “3 địa phương, 1 điểm đến”, được Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với vùng đất di sản miền Trung, khi nơi đây có nhiều bãi biển đẹp tầm cỡ thế giới, các khu sinh thái, vườn quốc gia đa dạng sinh vật cảnh, nhiều lễ hội truyền thống như Festival Huế, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, hành trình di sản Quảng Nam...

Ngoài giới thiệu hình ảnh, tiềm năng du lịch, cả 3 địa phương đều triển khai nhiều phương án đảm bảo môi trường du lịch, giữ gìn ANTT, ngăn chặn nạn “cò mồi”, “chặt chém”, nâng ép giá du khách để tạo ra môi trường du lịch thân thiện, an toàn đối với du khách... Tuy nhiên, đại diện Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, mô hình liên kết giữa 3 tỉnh, thành miền Trung chỉ mới dừng lại ở cấp độ quản lý nhà nước, các hiệp hội du lịch và trong các hoạt động cùng nhau xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn famtrip, trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý, bồi dưỡng nhân lực... Trên thực tế thì các doanh nghiệp vẫn còn thiếu sự liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm du lịch dùng chung cho 3 địa phương.

“Cái khó hiện nay là sự thống nhất về cơ chế chính sách của 3 địa phương. Du khách họ chỉ nghĩ đến du lịch ở miền Trung chứ không phân biệt Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam nên rất ngạc nhiên khi cơ chế chính sách về dịch vụ, giao thông của mỗi địa phương khác nhau”, ông Trần Viết Lực, Trưởng phòng Nghiên cứu phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho hay.

Tìm hiểu thêm mới biết, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn mở liên kết du lịch với các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, tuy nhiên những hợp tác này chỉ mới phát triển ở mức độ nhất định, chưa có giải pháp, hành động cụ thể để triển khai nên việc liên kết chưa hiệu quả, dẫn đến bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút các đoàn khách du lịch về địa phương, gây mất nguồn thu chính đáng.

Du khách đến Cố đô Huế chưa tương xứng với tiềm năng du lịch là do thiếu sự liên kết giữa các vùng miền.

Nói về công tác liên kết phát triển du lịch, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH,TT&DL tỉnh Quảng Nam, thẳng thắn thừa nhận là “chưa đạt yêu cầu”. Việc liên kết phát triển du lịch ở các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa có sự đồng bộ cần thiết, trong khi đó sự liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Nam với các tỉnh, thành du lịch miền Trung mới đạt được một số kết quả bước đầu.

Theo ông Hài, từ năm 2005, Quảng Nam đã ký kết hợp tác phát triển du lịch với TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Hằng năm, các bên đều họp bàn xây dựng kế hoạch cụ thể. Đến nay thì các địa phương đã có được website chung, tài liệu quản bá chung, logo chung,… Thời gian đến, công tác liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trọng điểm về du lịch sẽ được đẩy mạnh thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đặt ra. Riêng việc liên kết phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, chính quyền và ngành Du lịch tỉnh Quảng Nam đang có nhiều động thái tích cực.

Đơn cử như, tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI-2017, đưa ra chủ đề “Hành trình kết nối di sản” nhằm mục đích hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Từ đó tạo sự hài hòa trong mối quan hệ rất nhạy cảm giữa bảo tồn và phát triển, giữa liên kết phát triển và phát triển tự thân, mục tiêu cuối cùng là đưa di sản thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tế, các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt là các địa phương là vùng đất giàu di sản văn hóa và bãi biển đẹp, hoang sơ… Có giao thông thông thương với các nước trong khu vực. Việc liên kết phát triển du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây nối vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào và các tỉnh miền Trung đã trở thành hiện thực, khi những năm gần đây, chuyện “một ngày ăn cơm 3 nước” Thái - Việt – Lào không còn là chuyện lạ đối với các đoàn du khách carnavan và các thương nhân trên dặm đường mở rộng thị trường.

Việc Lào, Thái Lan và Việt Nam đẩy mạnh kết nối, cùng hợp tác phát triển và sử dụng các tuyến đường số 8 và 12 ở các tỉnh miền Trung, cụ thể con đường “Du lịch sinh thái” sẽ mở ra những cơ hội rất to lớn để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, với chiều dài trên 600km đường biển, các địa phương nói trên đang sở hữu nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, có giá trị để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, như Nhật Lệ, Lăng Cô, Đà Nẵng, Hội An...

Có thể nói, rất nhiều thế mạnh về phát triển du lịch của các tỉnh miền Trung là điều không phải bàn cãi, song trên thực tế hiện nay, nguồn thu từ du lịch đóng góp vào ngân sách các địa phương vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các địa phương đang thiếu sự liên kết trong quản lý, kinh doanh du lịch.

Anh Trần Đình Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đang kinh doanh du lịch ở Pháp, cho rằng: “Nhiều lần khảo sát các điểm du lịch ở Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy, du lịch ở khu vực này chưa thể cất cánh do tư duy phát triển manh mún, làm theo kiểu chắp vá, thiếu sự liên kết giữa các địa phương, các trung tâm du lịch, lữ hành... Chính tư duy “mạnh ai người ấy chạy”, hoặc “cát cứ” trong việc tìm kiếm khách du lịch đang kìm hãm sự phát triển du lịch của khu vực này”.

A. Khoa – N.Thi – S. Lam

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Ngày 23/11, Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thông tin, đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Vũ Minh Dương (SN 2006), trú tại xã Hoạt Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá để điều tra tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 23/11, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đã phê chuẩn Quyết định khởi tố vụ án “Điều khiền phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước CHXHCN Việt Nam” của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiến hành điều tra theo quy định pháp luật. Đồng thời, các cơ chức năng, đại lý hàng hải được chủ tàu ủy quyền, công ty bảo hiểm cũng đang phối hợp chặt chẽ trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm môi trường và khắc phục hậu quả vụ tai nạn.

Hỏi: Cháu tôi bị bạn bè lôi kéo, tụ tập tham gia đua xe máy và bị Công an quận tạm giữ cả xe và người để xử lý theo quy định pháp luật. Xin hỏi hành vi của cháu tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Trần Văn Hải, TP Hồ Chí Minh)

Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm, ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với 2 bị cáo Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, đều trú tại TP Huế) trong vụ án "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra ở Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thuộc Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong bối cảnh Mỹ ngày càng thờ ơ với khu vực Mỹ Latinh, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ và cam kết lâu dài, Bắc Kinh đang tạo ra một sự thay đổi đáng kể tại Mỹ Latinh, khiến Washington phải đối mặt với thách thức lớn về địa chính trị ngay tại “sân sau” của mình.

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文