Không còn “treo người chết giữa nhà”, lễ ma chay của người Mông đen nay đã khác xưa

09:19 20/01/2019
Tiếng khèn trống nhộn nhịp, tiếng khóc hòa lẫn tiếng cười, tiếng cụng ly chia buồn, một vài người đã say ngồi bệt xuống đất, thật khó có thể hình dung đây lại là đám ma của một gia đình người Mông ở Sapa.

Cách xa trung tâm thị trấn khoảng 7km, đường vào bản quanh co, gồ ghề, trời mưa lạnh, đất trơn và lầy lội, hầu như ai cũng đem theo ủng. Được sự hướng dẫn của anh Giàng Vảng (dân tộc Mông, ở Lao Chải) chúng tôi có cơ hội đến dự đám ma của một người phụ nữ đã nhiều tuổi, là bác họ hàng xa của anh.

Được vận động, dân tộc Mông đã phá bỏ tục “treo người chết giữa nhà” trong đám tang

Đi trước chúng tôi là vợ chồng một gia đình người Mông sống gần đó. Họ đến viếng, người chồng xách theo một chai rượu,mang theo chút tiền cúng còn người vợ Sùng Thị Vang (29 tuổi, ở Lao Chải) thì gùi trên vai hơn 10kg thóc vừa đi vừa kể: “trước đây gia đình nào có người mất, con cháu trong nhà sẽ mang súng kíp ra ngoài bắn chỉ thiên để báo hiệu với bà con trong bản. Mấy năm gần đây được Đảng và cán bộ vận động không dùng súng nữa, nhà nào có người mất thì loan tin, bà con làng xóm sẽ đến chia buồn và giúp đỡ”.

Trời mưa nặng hạt, anh Giàng Vảng dặn chúng tôi đi cẩn thận bởi đường vào nhà phải đi qua một đoạn dốc trơn, đầy bùn đất, vừa đi vừa kể, khi con người ta chết đi để đoàn tụ với tổ tiên, người Mông gọi là “tùa” hay “ninh tùa” (người chết) là thuận theo quy luật của tự nhiên.

 Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau, chẳng hạn đám ma của người già sẽ khác với người trẻ hay đám ma người chết ở nhà hay chết do tai nạn, bệnh tật cũng sẽ có sự khác biệt rõ rệt.

Tại đây, trai bản thay nhau thổi khèn, đánh trống những điệu nhạc truyền thống .

Chúng tôi đã nghe thấy tiếng trống, tiếng khèn Mông dập dìu từ đằng xa. Cái âm thanh ấy ngày một rõ hơn, tiếng khóc, tiếng cười, tiếng cụng ly của một nhóm người ngồi trước hiên nhà, một thanh niên say ngồi bệt xuống đất, đám tang nhưng không khí không hề u buồn, mà tấp nập như một đám hội. 

Thấy sự xuất hiện của người lạ, một người đàn ông lớn tuổi mời chúng tôi ngồi, “đám ma của người Mông nó là như thế ấy, người thân, hàng xóm xung quanh chúng mang rượu đến, tụ tập nói chuyện và uống rượu cả ngày”, người đó giải thích khi bắt gặp vẻ mặt bất ngờ của chúng tôi.

Người mất là một bà cụ đã gần 70 tuổi, chết do tuổi già và bệnh tật. Gian nhà chật hẹp, tiếng trống, tiếng khèn Mông dập dìu, người mất được con cháu thay váy áo và giày mới rồi bỏ xác vào quan tài trước khi chôn. Sau đó người con trai trưởng nhanh chóng mời một ông cúng để về làm lễ “khai kế” đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên.

Người mất được con cháu thay váy áo và giày mới rồi bỏ xác vào quan tài trước khi chôn .

Hỏi chuyện một người trong gia đình, Lồ A Ty (Dân tộc Mông, Lao Chải) cho biết: “ Phong tục tập quán ma chay của dân tộc Mông ngày xưa kéo dài lâu hơn nhưng hiện nay có Đảng và Nhà nước tuyên truyền cho bà con mình thì đám tang kéo dài lâu nhất là ba ngày. Ngày xưa các cụ không để quan tài nhiều, toàn là treo người chết giữa nhà thôi. Nghi lễ đó còn gọi là lễ Ngựa tức là đưa xác người chết lên treo giữa nhà để cúng.

Vài năm gần đây được cán bộ vận động bà con mình để người chết vào trong quan tài, đám ma cũng không kéo dài cả tuần mà người chết trẻ để 1,2 ngày còn người già thì cũng chỉ kéo dài đến 3 ngày rồi mang đi chôn. Cái lí của dân tộc mình thì dòng họ nào thì theo cái lễ của dòng họ ấy, truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, duy trì để không bị mất đi”.

Bàn thờ cúng truyền thống của dân tộc Mông gồm có bát cơm quả trứng, nén nhang và chai rượu.

Bàn thờ cúng đặt ngay cạnh quan tài. Trên đó người nhà để một bát cơm quả trứng, một cây tiền để làm lễ phúng viếng cho người chết mang đi, bên cạnh la liệt những chai rỗng, người đến viếng rót rượu từ trong bình của mình vào chai đó, rót lấy một chén mời người chết, đặt sát vào môi, rồi xoay chén rượu 3 vòng trên mặt quan tài. Rồi họ tung hai tấm thẻ tre nhỏ cho tới khi hai mặt tấm thẻ cùng sấp hay cùng ngửa có nghĩa là đã đồng ý nhận lễ, rồi đặt tiền phúng trên bàn và đổ rượu vào chiếc thùng gỗ.

Một cụ bà người dân tộc xúc động khi đến viếng người hàng xóm.
Người phụ nữ dân tộc Mông đang khóc thương cho người chị của mình.

Đám thanh niên trong bản thay nhau thổi khèn, gõ trống. Những bài khèn, trống trong đám tang của các cụ ngày xưa truyền lại cho con cháu, đến nay vẫn giữ nguyên truyền thống đó, không để mất đi.

Một người phụ nữ đang đi mời rượu, người này mời người kia họ uống đến khi say thì thôi.

Anh Vảng người dẫn đường, chia sẻ: “dân tộc mình còn có cái lễ mổ trâu, mổ lợn cái này không bắt buộc, tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà lễ lớn hay nhỏ. 

Sau khi được cúng xong, một phần thịt chế biến đãi cỗ, một phần thịt để chia cho khách.

Đám trai bản nói chuyện vui vẻ trước hiên nhà, “ họ đang nói chuyện về ngày giờ chôn cất, thường thì dân tộc mình một là chôn người chết vào lúc sáng sớm hoặc là vào buổi chiều muộn.

Một số người lớn tuổi trong nhà đang bàn bạc về ngày giờ chôn cất người mất.

Giờ chôn cất được gia đình và thầy cúng ấn định. Đồ đạc của người chết sẽ được thầy cúng làm lễ và giao cho họ trước khi khiêng quan tài ra chỗ chôn cất cuối cùng”, anh Vảng phiên dịch cho chúng tôi.

Người nhà và bạn bè làng xóm quây quần nói chuyện vui vẻ, không khí như một đám hội.

Trong một gian nhà ngay cạnh, người thân và hàng xóm tụ lại cùng nhau chế biến thực phẩm để chuẩn bị nấu cỗ. Ở đây cứ khi nào nhà có đám, họ dùng một chiếc nồi gang to rộng khoảng hơn một mét rồi nấu cơm, nấu thức ăn tất cả trên đó. Thắng cố là món ăn truyền thống không thể thiếu trong đám ma của người Mông đen. Trời mưa ngày một nặng hạt, nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C, họ tụ tập uống rượu bên bếp lửa để giữ ấm cơ thể.

Đã quá nửa đêm, tiếng khèn xập xình, đâu đó văng vẳng tiếng khóc, những người khác vẫn liên tục mời nhau uống rượu theo vòng, người già mời người trẻ, người nhà mời bạn bè hàng xóm, cứ người này mời người kia cho tới say họ ngủ luôn tại đây để chuẩn bị cho ngày mai, ngày cuối tiễn đưa người chết về với tổ tiên.

Hồng Ngọc

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Ngày 12/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, tàu SAR 272 và êkíp đã kịp thời cứu nạn một thủy thủ người nước ngoài bị nạn trên biển vào ngày 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

Được biết đến với tính cách hiền lành, mộc mạc, chân chất, Đinh Thanh Trung có thể xem như hình tượng đối với nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam. Nhưng ma tuý đã khiến Quả bóng Vàng Việt Nam 2017 sụp đổ.

Theo văn bản số 5490/VP-TNMT của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục sự cố môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT) Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu xử lý chất thải tập trung của TP Hà Nội.

Những tháng qua, trên phạm vi cả nước, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội, như Facebook, Zalo... để hoạt động phạm tội khiến việc phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tối 10/5 (giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Mặc dù vậy, quan điểm giữa các bên vẫn còn khá cách biệt.

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

Bất chấp làn sóng lên án và phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, chính phủ và quân đội Israel tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch tấn công bộ binh vào TP Rafah đông dân cư ở phía Nam Gaza.

Nắng nóng gay gắt, oi bức với nền nhiệt trên 37 độ C tiếp tục diễn ra tại Nam Bộ trong ngày hôm nay (12/5), về chiều tối khả năng có mưa dông. Thủ đô Hà Nội trời mưa mát mẻ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文