Ký ức xúc động về điện thoại qua chuyện kể của những người nổi tiếng

19:33 11/09/2020

Rất nhiều câu chuyện nhắc nhở chúng ta về giá trị lớn nhất của sự kết nối là kết nối tình người được các nghệ sĩ, khách mời nổi tiếng “kể” lại trong chương trình “Alo, Quán thanh xuân xin nghe!” vào tối ngày 13-9 trên VTV1.



Ngày nay, chiếc điện thoại đã trở thành “vật bất ly thân” của phần lớn người Việt. Nhưng, nhiều chục năm trước, khi chưa có điện thoại, mọi người đã liên lạc với nhau ra sao? Từ khi có điện thoại đến nay, cách kết nối đó đã trải qua những giai đoạn, những bước phát triển như thế nào? Sự phát triển của ngành viễn thông song hành với sự phát triển của đất nước, giúp con người gần lại với nhau ra sao? Rất nhiều câu chuyện nhắc nhở chúng ta về giá trị lớn nhất của sự kết nối là kết nối tình người được các nghệ sĩ, khách mời nổi tiếng “kể” lại trong chương trình “Alo, Quán thanh xuân xin nghe!”.

Nhiều câu chuyện đặc biệt về điện thoại sẽ được kể qua câu chuyện của nhiều khách mời đặc biệt

Nghệ sĩ Minh Vượng, Minh Hòa vẫn chưa thể nào quên thời điện thoại thường chỉ có trong phim ảnh, hoặc trong trò chơi "nối bao diêm" của trẻ em. Muốn nói chuyện với nhau phải gặp mặt, muốn gọi điện thoại phải hẹn trước. Sống ở thủ đô Hà Nội, nhưng, để gọi bạn diễn, 2 nữ nghệ sĩ phải đạp xe từ Lò Đúc xuống Mai Dịch. Khi lên đến nơi thì mất show vì muộn giờ. Trong khi đó, ở các vùng quê phải có cán bộ bưu cục làm nhiệm vụ đưa thư và nhận đánh điện đi các nơi. Muốn gọi điện phải ra Bưu điện xếp hàng mỏi chân. Nói chuyện riêng mà cả xóm nghe thấy… 

Cho đến thập kỷ 80, trước thời đổi mới, dịp Tết, tất cả các bốt điện thoại đều kín người, cả gia đình từ đồng bằng sông Cửu Long lên TP.Hồ Chí Minh để gọi điện liên tỉnh, vừa nói được câu "Má à” là cả nhà bật khóc...

Đến thập niên 90, điện thoại bàn vẫn là một vật dụng xa xỉ, được ưu tiên lắp cho các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế và cán bộ từ cấp Cục, Vụ, Viện... trở lên. Ở các tỉnh, thành phố, thị xã, điện thoại bàn còn hiếm hơn nữa. Bình quân trên cả nước, 300 người dân mới có 1 thuê bao điện thoại. “Vấn nạn” gọi "chùa" điện thoại cơ quan với những hoá đơn dài dằng dặc cần truy tên xem ai là chủ nhân những cuộc điện thoại giá cao ngất ngưởng có khi còn dẫn đến việc người gọi bị trừ cả thi đua.

Thời điểm thông tin di động xuất hiện manh nha gắn liền với hình ảnh của máy nhắn tin. Chiếc máy nhắn tin với tin nhắn không dấu là nguyên nhân của rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Đến cuối thập kỷ 90, sự xuất hiện của những chiếc điện thoại to, với màn hình đen trắng, được gọi vui là “cục gạch”.

 Nhưng, để sở hữu chiếc điện thoại này, người sử dụng phải chi khoảng 4 triệu đồng, tương đương mức chi tiêu vài tháng của một gia đình bình thường. Cước phí mỗi phút gọi điện thoại di động lúc bấy giờ ngang với 1 bát phở. Với vài chục phút liên lạc, chủ nhân của một thuê bao phải tốn gần chỉ vàng. Điện thoại di động có thể đo đẳng cấp của người giàu, người có chức, có nhiệm vụ , để “giải quyết khâu oai”… 

Nghệ sĩ Minh Vượng cho biết, ở nhà hát của chị, người đầu tiên có điện thoại di động là nghệ sĩ Minh Hoà, Chí Trung rồi mới đến chị. Thường thì điện thoại di động cũng chỉ là để nhận cuộc gọi đến là chính. Giá cước và sóng điện thoại thời bấy giờ khiến điện thoại di động trở thành một thứ xa xỉ.

Trước khi điện thoại di động trở nên phổ biến như ngày hôm nay, ở những nơi đặc biệt như đảo xa, những thông tin như vợ sinh con, gia đình có việc... phải cả tháng sau mới đến được với chiến sĩ. Mỗi tuần, lính đảo Trường Sa được 1 lần gọi về nhà, sĩ quan thì được gọi 2 lần…

Điện thoại di động không còn chỉ là một phương tiện liên lạc, nó là “bà mối” kết nối tình yêu. Có cặp vợ chồng nguyên chiến sĩ đảo Trường Sa từng yêu nhau hơn 300 ngày chỉ qua… điện thoại. Thiếu tướng-  Bác sỹ Nguyễn Hồng Sơn cũng kể rằng, trước đây, những chuyến thăm đảo thì phải mang dây đàn, tranh ảnh. Sau này, ra đảo Trường Sa, quà được ưa chuộng nhất là thẻ điện thoại Viettel. Nhờ có sóng điện thoại trên đảo, năm 2015, một ca đỡ đẻ được chỉ đạo trực tiếp từ đất liền ra đảo Trường Sa. Cán bộ chiến sĩ và người dân truyên đảo cũng được đón Giao thừa với cả nước qua chương trình truyền hình trực tiếp…

Câu chuyện mang internet phổ cập ở Việt Nam qua Viettel năm 2003 cũng được kể lại xúc động là chuyện kể của được chính người trong cuộc - Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông. Khi chiếc điện thoại di động trở thành sở hữu cá nhân với giá cước rẻ, không còn độc quyền, mọi người từ công nhân, nông dân đều có thể sở hữu điện thoại di động. Tuần tra biên giới với hình ảnh rõ nét hơn, báo tin dễ dàng hơn, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia. Đời sống tình cảm của con người được cải thiện. 

Nhưng, kết nối thuận tiện, dễ dàng qua điện thoại thay vì tiếp xúc trực tiếp cũng khiến con người có thói quen dùng những ngôn ngữ "không cảm xúc" nên có khi gần mà lại thành xa cách. Dù vậy, giá trị kết nối của điện thoại di động luôn có ý nghĩa lớn lao. 

Với nhà báo Ngô Bá Lục, đó là câu chuyện khó quên về lần đầu tiên kết nối Facetime với mẹ 90 tuổi trong dịp Tết. Với nghệ sĩ Minh Vượng thì  các phương tiên kết nối đã giúp chị có một nhịp sống "bình thường mới" trong giai đoạn COVID-19. 

Với ông Mai Liêm Trực, đó là câu chuyện không thể nào quên về chiếc thuyền gặp nạn năm 2008. Trên thuyền có 7 thuỷ thủ. Họ đã thay phiên nhau sử dụng điện thoại để liên lạc về, giúp cứu nạn cứu hộ thành công… Các phương thức truyền tin đã bảo vệ cuộc sống.

Hiện nay, ngoài đường truyền di động, internet, các giải pháp công nghệ của xã hội số đang giúp con người có cuộc sống tiện ích hơn, kết nối  nhiều hơn, hiệu quả hơn. Nhưng, dù các phương thức ngày càng hiện đại thì vẫn có những giá trị không bao giờ thay đổi và cần được giữ gìn. Đó là kết nối tình thân giữa con người và con người. Viễn thông và công nghệ thông tin giúp chúng ta thay đổi cuộc sống, lưu giữ cuộc sống, kết nối con người, kết nối tình thân ấy.


N.H - M.L

Đến trưa 27/12, Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) vẫn đang phong tỏa hiện trường vụ cháy xảy ra tại dãy nhà trọ cao 5 tầng trong hẻm 63, đường số 10, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức để làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong, 8 người bị thương.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Công an TP Sầm Sơn phá Chuyên án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm chức năng, bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Hữu Nam (SN 2000, ở phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn) và Triệu Y Tám (SN 2001, ở xã Hợp Sơn, huyện Ba Vì, TP Hà Nội).

Sự ủng hộ ngày một lớn đến từ giới mộ điệu tiếp thêm niềm tin nơi HLV Kim Sang-sik. Lần đầu tiên trước giới truyền thông, ông nhắc đến 2 từ vô địch cùng ĐT Việt Nam!

Khu đất rộng hơn 53 ha nằm cạnh Khu du lịch Bà Nà Hills được quy hoạch làm khu dân cư phục vụ nhu cầu ở của cán bộ, nhân dân địa phương, song thực tế sau đó lại được bán chác tùy tiện, đi rất xa với mục đích phê duyệt ban đầu của cấp thẩm quyền.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文