Phiên dịch của Tổng thống Mỹ là người đề xuất 2 câu Kiều

23:02 29/05/2016
Phạm Tuấn Anh thẳng thẳn trao đổi: Anh chính là người đề xuất câu: “Rằng trăm năm kể từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi” trong hai chuyến thăm cao cấp giữa hai nước Mỹ -Việt.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Việt Nam vừa qua, cái tên Anh Phạm, nick của Phạm Tuấn Anh, người phiên dịch của Tổng thống Mỹ, đã trở thành “hot” hơn bao giờ trên mạng xã hội, bởi những hình ảnh luôn “sát cánh’ bên người đàn ông quyền lực nhất hành tinh trong mọi sự kiện trên các kênh truyền hình cũng như báo chí.

Đặc biệt, clip bản dịch xuất sắc của Phạm Tuấn Anh khi Tổng thống Mỹ phát biểu tại Mỹ Đình (Hà Nội) đã lan truyền với tốc độ rất lớn. 

Cách sử dụng từ ngữ phong phú cùng giọng nói truyền cảm, rất xúc động cũng như cách dịch lưu loát của Phạm Tuấn Anh đã góp phần không nhỏ cho thành công của bài phát biểu của Tổng thống Mỹ tại Hà Nội, để không chỉ ông thấy tình cảm của người dân Việt Nam “đã chạm vào trái tim” ông, mà chính những người dân Việt Nam cũng cảm nhận được điều đó khi nghe ông nói. 

Không chỉ làm người nghe xúc động, chính Phạm Tuấn Anh cũng cho biết, anh đã vô cùng xúc động trong lần dịch đó.

Trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama, rất nhiều người ấn tượng với những câu trích trong ca khúc của Văn Cao, nhắc đến nhạc Trịnh Công Sơn, bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt và những câu Kiều được trích dẫn rất đúng hoàn cảnh nên có sức tải cảm xúc rất lớn. 

Được biết, Phạm Tuấn Anh chính là một trong những người đã đóng góp công sức cho việc hoàn thành bài phát biểu của người đứng đầu nước Mỹ tại Mỹ Đình cũng như TP. Hồ Chí Minh và anh cũng chính là người đã đưa ra hai trích dẫn Kiều trong hai bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, đã có người nghi ngờ về việc này, khi cho rằng,ở độ tuổi 40 của anh “chưa đủ thâm trầm để hiểu Kiều sâu sắc như thế”.

Tiếp nhận thông tin từ bạn đọc, chiều 29-5, Phạm Tuấn Anh thẳng thẳn trao đổi: Anh chính là người đề xuất câu: "Rằng trăm năm kể từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi” trong hai chuyến thăm cao cấp giữa hai nước Mỹ -Việt”. 

Phạm Tuấn Anh cho rằng, câu “Sen tàn cúc lại nở hoa /Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” mà Tổng thống Clinton dùng trước đó không thể đắt bằng câu“Trời còn để có hôm nay/ Tan sương trước ngõ vén mây giữa giời”.

Phạm Tuấn Anh phiên dịch cho TT Mỹ trong cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo của 2 nước
Theo Phạm Tuấn Anh, 2 năm trước, trong một lần gặp Tổng thống Mỹ Obama, anh từng bày tỏ sẽ rất vui nếu như được phiên dịch cho Tổng thống trong một chuyến thăm Việt Nam. 

Thật bất ngờ khi niềm mong muốn đó đã trở thành sự thật, dĩ nhiên, bằng chính năng lực của anh đã chinh phục được những phụ tá của Tổng thống Mỹ.

Trước đó, trong một vài chuyến thăm của các cán bộ cao cấp của Việt Nam đến Mỹ, Phạm Tuấn Anh cũng là người được mời phiên dịch cho Nhà Trắng. Vì thế, sau sự kiện phiên dịch thành công cho Tổng thống Obama, mọi người đang chờ đợi những “cuộc dịch” tiếp theo của Phạm Tuấn Anh với những nhân vật quan trọng khác, thì bất ngờ, ngay sau khi trở về Mỹ, Phạm Tuấn Anh đã chia sẻ một thông tin khiến nhiều người tiếc nuối: Anh đã bỏ dịch viết mấy năm và tiếp tục quyết định bỏ dịch nói. 

Chuyến vừa rồi là đỉnh cao của nghề dịch của anh, một công việc anh đã gắn bó từ 1993 đến nay và anh đã thông báo với cơ quan chủ quản ở đây về việc anh sẽ “về hưu” nghề dịch.

Phạm Tuấn Anh cho biết, anh sẽ tập trung vào chuyên môn làm chính sách đối ngoại/an ninh/kinh tế với Đông Á. Giải thích cho quyết định có vẻ như đường đột với nhiều người về việc từ bỏ "nghề tay trái mà mình yêu và làm như tay phải", Phạm Tuấn Anh cho rằng, anh muốn dừng lại và "đi làm việc gì đó khác để tái tạo mình". 

Dù thế nào thì đây cũng là một lựa chọn dũng cảm của Phạm Tuấn Anh, nhưng cũng cho thấy, con người anh luôn tràn đầy năng lượng, sự sáng tạo và không ngừng khám phá chính bản thân. 

Tuy nhiên, anh cho biết sẵn sàng chia sẻ với mọi người về khía cạnh dịch, các trải nghiệm, kinh nghiệm trong chuyến công tác vừa qua, ở các khía cạnh kỹ thuật của công việc và phạm vi cho phép.

Với những gì Phạm Tuấn Anh đã làm, giống như nữ phụ tá của Tổng thống Mỹ - bà Elizabeth Phu - anh đã cho thấy, người Việt có thể khẳng định mình ở nước ngoài, kể cả những cường quốc như Mỹ, trên nhiều vị trí, bằng trình độ, trí thông minh và năng lực tự thân.

Thanh Hằng

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文