Nét đẹp lễ hội truyền thống xứ Huế đầu xuân

08:48 13/02/2019
Một trong những lễ hội diễn ra sớm nhất trên địa bàn Cố đô Huế vào dịp đầu xuân Kỷ Hợi là hội đu tiên truyền thống được tổ chức tại thôn Thế Chí Tây, xã Điền Hòa (huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). Hội diễn ra từ ngày 6-2 (mùng 2 Tết) với sự tham dự đông đảo của người dân địa phương.

“Nhún mình như thể nhún đu. Càng nhún càng dẻo, càng đu càng mềm”. Theo các bậc cao niên ở thôn Thế Chí Tây, câu ca này đã được người làng lưu truyền để nói về hội đu tiên, ước mong một năm mới mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu.

Theo ông Đặng Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, để phục vụ hội đu tiên, từ trước Tết Nguyên đán, chính quyền đã tổ chức làm giàn đu với 6 cột tre lớn, gióng đu làm bằng hai cây tre giáo. Gióng đu mắc vào thanh xà ngang bằng tre có gắn móc gỗ trên giàn đu, bên dưới là bàn đạp bằng gỗ. Cạnh giàn đu là cây tre cao buộc vải màu để phân định độ cao thấp của các vận động viên khi so tài trong cuộc đu.

“Hội đu tiên nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, thắt chặt thêm tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm”, ông Quang cho hay.

Tại thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, hội vật làng Thủ Lễ cũng hấp dẫn không kém. Trong tiếng trống khai hội rộn ràng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về đình làng Thủ Lễ xem các đấu vật, thi thố trên sới vật. Dịp Tết Kỷ Hợi năm nay, hội vật Thủ Lễ có gần 100 đô vật thi đấu, trong đó chiếm 2/3 số lượng là các đô vật đến từ nhiều địa phương trong địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Hội vật Thủ Lễ đầu xuân Kỷ Hợi thu hút đông đảo người dân và du khách.

Ông Lê Quế, Trưởng ban điều hành hội vật Thủ Lễ, cho hay, cùng với hội vật làng Sình, hội vật Thủ Lễ ra đời từ thời các chúa Nguyễn nhằm tuyển chọn trai tráng khỏe mạnh để bảo vệ đất nước. Năm nay, hội vật Thủ Lễ được tổ chức quy mô, với sự tham gia của nhiều đô vật, nhằm tuyển chọn tham gia thi đấu các giải trong toàn quốc, đồng thời cũng là ước vọng cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Tết Kỷ Hợi này, hội bài chòi bên di tích Quốc gia cầu ngói Thanh Toàn cũng được chính quyền địa phương tổ chức quy mô hơn những năm trước, thu hút rất đông người chơi và người xem. Hội bài chòi bắt đầu khi “ông hiệu” hô lên một câu thai, hoặc một câu ca dao, một điệu hò có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để “ông hiệu” mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới”, người chơi sẽ được cắm lá cờ đỏ nhỏ vào chòi kèm một phần thưởng nho nhỏ. Và mỗi hội bài được chia làm 9 ván như thế…

Có thể nói, chính nhờ một phần đóng góp công sức không nhỏ của người dân, đặc biệt là những nghệ nhân thực hành nghệ thuật bài chòi là các “ông hiệu”, “bà hiệu” ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, đã góp phần cho nghệ thuật bài chòi Trung Bộ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2017. Từ  đó, người dân Thủy Thanh và khu vực miền Trung nói chung đã ra sức gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình này.

“Với những nét độc đáo riêng có, hội bài chòi Thủy Thanh luôn hấp dẫn người chơi, từ trẻ nhỏ cho đến người già, đặc biệt là du khách trong nước và quốc tế. Ngoài mang giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện phong tục tập quán đặc trưng của vùng đất xứ Huế, hội bài chòi còn là dịp để mọi người dân không phân biệt tuổi tác đến chung vui, nhằm cầu mong một năm mới gặp may mắn, gặt hái nhiều thắng lợi”, cụ Nguyễn Văn Mỹ, một người dân Thủy Thanh bày tỏ.

Được biết, tỉnh Thừa Thiên- Huế là một trong những địa phương có số lượng lễ hội nhiều nhất cả nước, với 500 lễ hội lớn, nhỏ khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, các lễ hội đầu xuân ở Huế không quá lớn, không phức tạp nên không bị dung tục hóa, thương mại hóa và biến tướng. Và theo đó, nét đẹp lễ hội truyền thống vẫn được gìn giữ, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt, nhờ các hoạt động văn hóa, lễ hội được khôi phục trong dịp Tết đã tạo ra điểm nhấn đặc biệt, góp phần xây dựng hình ảnh xứ Huế ấn tượng trong lòng du khách thập phương.

Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên - Huế đánh giá, hiện phần lớn các lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh đã đảm bảo được mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội, tránh được nguy cơ mai một, trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút đông đảo du khách, nhất là trong dịp lễ, Tết. Vì thế, trong nhiều năm qua, công tác quản lý, tổ chức lễ hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng A.

Anh Khoa

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文