Người dân đảo Lý Sơn dựng cây Nêu đón Tết cổ truyền

11:02 30/01/2019
Hàng năm, cứ sau nghi thức đưa ông Táo về trời là các đình làng, miếu mạo và các nhà thờ họ trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) lại tổ chức dựng câu Nêu (hay Trồng đu lên phướng - theo cách gọi của người dân trên đảo) để ăn Tết cổ truyền của dân tộc.


Đây là nghi thức đã tồn tại trên 250 năm qua trên hòn đảo tiên tiêu Lý Sơn, nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Hàng năm, sau khi đưa ông Công, ông Táo về trời (đêm 23, rạng sáng 24 tháng Chạp), các đình Làng, dinh miếu và các nhà thờ họ trên đảo Lý Sơn đều dựng cây Nêu để đón Tết cổ truyền của dân tộc, theo tục xưa ông bà để lại.

Cờ Tổ quốc được treo trang trọng trên ngọn cây Nêu.

Cây Nêu được làm từ cây tre già, dài khoảng 6 -7 mét, thân được sơn màu đỏ, trên ngọn cây Nêu được gắn thêm đầu chim Phụng (còn gọi là Chim Công) hoặc đầu cá Chép được chạm khắc tinh xảo từ gỗ vông cùng lá cờ Tổ quốc và một lá phướn trên đó viết các câu chữ cầu chúc năm mới an lành. 

Trước khi cây Nêu được dựng lên, các bô lão trong làng sẽ tiến hành lễ cúng theo phong tục truyền thống. Mâm cúng với nhiều lễ vật, trong đó không thể thiếu bánh ít lá gai và những sản vật được ngư dân khai thác từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. 

Đây cũng là dịp để các thế hệ con cháu, họ tộc trên đảo tưởng nhớ bậc tiền nhân có công khai khẩn vùng đất đảo và tri ân cha ông của họ còn nằm lại nơi Hoàng Sa đất mẹ thân yêu. Lá cờ đỏ sao vàng được treo trang trọng trên cây Nêu nhằm khẳng định của chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Các bô lão trên đảo Lý Sơn lưu giữ muôn đời phong tục dựng cây Nêu đón Tết cổ truyền

Theo tâm linh của ngư dân miền biển, cây Nêu cũng là linh vật để bài trừ cái xấu, xua đuổi những điều không may mắn. Ông Trần Thọ, ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho biết: “Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi và đã chứng kiến làm lễ dựng cây Nêu đón Tết từ thời ông cố. Đây là văn hóa truyền thống của người dân trên đảo, thông qua nghi thức tâm linh này để trừ ma diệt quỷ, với mong muốn tết đến xuân về xóm làng được bình yên, ra khơi thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt”.       

Từ bao đời nay, cây Nêu là biểu tượng thiêng liêng nhất trong dịp đón năm mới đối với người dân trên đảo Lý Sơn. Theo truyền thuyết, cây Nêu được xem là cây vũ trụ nối liền đất với trời. 

Dựng câu Nêu trong năm mới cũng là để đất trời giao hòa, phong thủy tương hợp, con người có cuộc sống tốt hơn. Ông Phạm Quang Ry, hậu duệ của Thủy quân Cai đội Hoàng Sa Phạm Quang Ảnh cho rằng: “Dựng Nêu ngày Tết ngoài dụng ý để trừ ma diệt quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, nó còn có ý nghĩa là để mời rước các vị thần linh, các vị tiền bối về đón năm mới với người dân trên đảo”.

Khi ông Táo về trời thì cây Nêu được dựng lên ở các đình làng, nhà thờ họ tộc trên đảo Lý Sơn

Ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Để phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, chính quyền huyện Lý Sơn vận động người dân gìn giữ, bảo tồn nghi thức đặc sắc này. Biểu tượng được gắn trên cây Nêu còn thể hiện ý chí quật cường của các bậc tiền nhân đã có công đi giữ đảo, bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Tổ quốc.

Ngày nay, nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn cũng thực hiện nghi thức dựng cây Nêu trên tàu cá sau khi trở về đảo đón Tết. Cây Nêu như tiếp thêm sức mạnh để ngư dân Lý Sơn hướng về Hoàng Sa, Trường Sa mưu sinh và bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ở đó có xương có máu của nhiều thế hệ người dân Lý Sơn.

Hoàng Thuyên - Văn Mịnh

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

Bằng nhiều cách sau khi tiếp cận được “con mồi”, bà Châu đưa ra chiếc “bánh vẽ” kiếm tiền khiến cho nhiều người rơi vào “thiên la địa võng”. Những khoản tiền hàng tỷ đồng sau khi vào tay bà Châu, “nhà đầu tư” không thể nào đòi lại được…

TP Huế tiếp tục kích hoạt hệ thống hỗ trợ kỹ thuật trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho các xã, phường. Các tổ kỹ thuật chuyên trách được phân công "cầm tay chỉ việc" tại chỗ hoặc kết nối từ xa, hỗ trợ kịp thời cán bộ cơ sở.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.