Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

16:01 09/08/2017
Ngày 9 – 8, tại Hà Nội, Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ XII nhiệm kỳ 2015-2020 đã thông báo danh sách Ban chấp hành (BCH) nhiệm kỳ mới. Theo đó, Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã trúng cử vào vị trí Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội với 100% số phiếu bầu.

Diễn ra từ ngày 8 – 8 (phiên nội bộ), Đại hội đã lần lượt tiến hành thông qua Dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động Hội Nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ XI (2010-2015) và phương hướng hoạt động Nhiệm kỳ XII (2015-2020); Báo cáo giải trình về sửa đổi điều lệ Hội Nhà văn Hà Nội. Trong đó, nhìn lại hoạt động của Hội Nhà văn Hà Nội trong nhiệm kỳ XI, Đại hội cũng thẳng thắn nhìn nhận đã làm được nhiều việc thiết thực, bổ ích, có tác dụng cho các hội viên và cho đời sống văn học ở Hà Nội cũng như cả nước.

Tuy nhiên, BCH Hội Nhà văn Hà Nội cũng nhận thấy, còn nhiều việc đáng làm được mà chưa làm được; còn nhiều khuyết điểm, trong đó có những khuyết điểm cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Cụ thể, công tác phát triển hội viên còn chưa nghiêm túc, chặt chẽ, chạy theo số lượng mà chưa bảo đảm chất lượng cần thiết; độ tuổi kết nạp quá cao, làm cho độ tuổi bình quân của hội cao lên, hội viên mang tính nghiệp dư nhiều hơn. Định hướng giải thưởng chưa chuẩn xác; vừa hẹp (mỗi năm một cuốn cho một thể loại), vừa chưa chú ý đúng mức việc khuyến khích các hội viên của Hội, nên một số tác phẩm tốt của hội viên còn chưa được vào Giải…

Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Chủ tịch Hội với các thành viên BCH, giữa BCH với các Hội đồng, giữa BCH, các Hội đồng và các hội viên đã có sự gắn bó mật thiết hơn so với trước, song chưa đáp ứng yêu cầu. Trong lãnh đạo của BCH, có lúc còn có biểu hiện tùy tiện; không bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Có hiện tượng BCH buông lỏng Hội đồng, Ban Chuyên môn; Hội đồng, Ban Chuyên môn thiếu chủ động trong công tác.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mất đoàn kết, thiếu thống nhất trong công tác; kém hiệu quả trong hoạt động của BCH, của Hội. Một số không ít hội viên, nhiều năm không tham gia sinh hoạt hội, không đóng hội phí. Đây là điều nhiệm kỳ tới cần rà soát lại và có giải pháp thích hợp. Một số hoạt động còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết thế mạnh của mối quan hệ công tác ra bên ngoài như với Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam và các hội địa phương…

Trước những hạn chế còn tồn tại, Đại hội cũng đã đưa ra những phương án cụ thể trong nhiệm kỳ mới. Về công tác chuyên môn sẽ duy trì, nâng cao sinh hoạt định kỳ tổ chức vào ngày 10-10 hàng tháng; duy trì, điều chỉnh, nâng cao chất lượng giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội; khuyến khích các sáng tác của hội viên trong việc xét và trao thưởng; tổ chức các cuộc thi thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, ký viết về đề tài Hà Nội và các đề tài khác;

Lập Quỹ Sáng tác Hà Nội; thành lập Trung tâm Bồi dưỡng viết văn Hà Nội và tổ chức hoạt động của trung tâm có hiệu quả; đầu tư thích đáng, nâng cao chất lượng website: nhavanhanoi.net; đầu tư có trọng điểm cho những nhà văn có tác phẩm tốt; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, kết nạp vào Hội những người viết trẻ có năng lực, triển vọng; trẻ hóa mạnh mẽ Hội Nhà văn Hà Nội.

Bên cạnh đó, Hội Nhà văn Hà Nội cũng sẽ phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa – Thể thao, Nhà xuất bản Hà Nội xây dựng bộ sách Người Hà Nội nhiều tập viết về những gương điển hình, cái hay, cái đẹp, cái độc đáo, hào hoa, khoáng đạt, bao dung của người Hà Nội; truyền thống yêu nước, hiếu thảo, lễ nghĩa, phong nhã của các gia đình, dòng họ trên địa bàn Hà Nội nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng con người mới Thủ đô;

Biên soạn, xuất bản Tuyển tập văn học Hà Nội thời kỳ Đổi mới; xây dựng Kỷ yếu Hội Nhà văn Hà Nội; phối hợp với các ngành, các địa phương để tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác, tuyên truyền cho các chương trình hành động của thành phố, các phong trào thi đua yêu nước; đề xuất chủ trì và tham gia một số Dự án về văn hóa, VHNT của thành phố.

Trước đó, tối 8 - 8, Đại hội đã bầu được danh sách BCH Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ XII nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Hữu Việt, Nguyễn Sĩ Đại, Bùi Việt Mỹ, Y Ban, Nguyễn Việt Chiến, Trần Quang Quý, Trần Gia Thái. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ là người có số phiếu bầu cao nhất.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, 51 tuổi, tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. Một số tác phẩm đã xuất bản: Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, Tân cảng, 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nào, ta cùng lãng quên, 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ và tập truyện ngắn Thành phố đi vắng - tập truyện này được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn 2012.

Cảnh Vũ

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Do mưa lớn kéo dài những ngày qua đến sáng nay, nhiều huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam đã xảy ra sạt lở đất, nhiều khu vực giao thông bị chia cắt. Lực lượng Công an phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương triển khai khắc phục sạt lở đất để đảm bảo an toàn, giao thông thông suốt.

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文