Nhà văn trẻ trăn trở về cuộc sống (!)

10:10 01/07/2017
Đó chính là những trăn trở, những chủ đề lớn được đưa ra bàn luận tại hội nghị Những người viết văn trẻ TP Hồ Chí Minh lần thứ IV do Hội Nhà văn thành phố tổ chức vừa qua. Dù không phải là tất cả nhưng họ đã phần nào phản ánh đời sống văn học trẻ tại TP Hồ Chí Minh.

Cây bút sinh năm 1996 Vĩnh Thông, hiện là sinh viên Khoa Văn hóa học Trường ĐH KHXH & NV TP Hồ Chí Minh sáng tác từ năm 14 tuổi, đến nay đã có đến 22 tác phẩm được xuất bản lại có cái nhìn thực tế. Thông chia sẻ, khi mới cầm bút, ai cũng bắt đầu từ những đề tài gần gũi như trường lớp, bạn bè, tình yêu…, nhưng qua thời gian, với độ chín của tư duy, người viết trẻ không thể cứ tiếp tục lặp đi lặp lại những đề tài đã cũ. Xã hội liên tục đổi thay từng ngày, nhiều vấn đề mới xuất hiện giống như những mảnh đất mới đang chờ khai phá, nhưng người trẻ tiến vào đó còn quá ít.

Nguyễn Đình Minh Khuê, Chủ nhiệm CLB Cây bút trẻ, Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh cho rằng, viết về nỗi đau, tình yêu, sự cô đơn… của người trẻ là chuyện bình thường, nhưng nó sẽ trở nên bất thường nếu có quá nhiều tác phẩm như thế trên quầy sách. Còn mệt mỏi hơn, khi hầu hết đều có cách thể hiện giống nhau, đến mức phải hình dung như là sự “bội thực những nỗi đau riêng”, thậm chí cả đến sự sáo rỗng cũng giống nhau.

Nhà lý luận phê bình Trần Xuân Tiến đến từ Trường ĐH Văn Hiến cũng cho rằng, hiện nay nhiều hiện tượng vốn chỉ xuất hiện đâu đó trong giới showbiz thì nay lại lây lan cả vào giới viết lách. Một số cây bút trẻ lại nhầm lẫn giữa sự ầm ĩ với tài năng và thay vì đầu tư vào tác phẩm lại dồn công sức vào những hoạt động tìm kiếm danh tiếng bên ngoài giá trị thực của tác phẩm. Những điều đó đôi khi dẫn đến sự hiểu lầm về thế hệ văn trẻ hôm nay, cho là thế hệ của những tác phẩm “một màu”, chỉ mang đậm tính giải trí.

“Không chỉ là sáng tạo, không chỉ là phù hợp, là chiều lòng theo thị hiếu số đông, những cây bút trẻ còn cần xác định cho mình một lối viết có trách nhiệm hơn. Sự tôn trọng người đọc, thật sự không chỉ đơn thuần chiều theo số đông mà còn là góp phần nâng tầm đại chúng qua tác phẩm của chính mình”, nhà phê bình Trần Xuân Tiến gửi gắm đến người viết trẻ.

Bạn đọc tại hội sách ở TP Hồ Chí Minh.

Cuộc tranh cãi về dòng sách ngôn tình cách đây không lâu có thể nói cũng là một ví dụ điển hình của việc thiếu định hướng trong hưởng thụ văn hóa đọc của người trẻ. Viết trên Facebook, cây bút trẻ Huyền Minh nhớ lại, khi đó còn là học sinh cấp 3, trong lớp ai cũng đọc, ai cũng kể về những nhân vật trong truyện ngôn tình.

Việc một cô bé giỏi văn nhưng chẳng biết gì về những câu chuyện tình vượt thời gian, không gian, thật là khó chấp nhận nên cũng tìm đọc để không lạc hậu nhưng Huyền Minh vẫn không thể thích thể loại văn học này. Nhu cầu đọc sách của người trẻ là rất lớn, điều đó đã khẳng định bằng những con số cụ thể của những người bán sách.

Thế nhưng, bán nhiều sách không có nghĩa là văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, đó còn có thể xem là một tín hiệu báo động, bởi người trẻ đang mất định hướng trong việc tìm đọc sách khi thiếu đi sự đánh giá, cảm thụ về sách. Khoảng hẫng của văn hóa đọc cho bạn đọc trẻ đã thể hiện rõ. Sách ngôn tình, huyền ảo đã qua thời đỉnh cao, sách du ký không còn thu hút, sách tình yêu lãng mạn đã mất đi sự hấp dẫn, sách khởi nghiệp thiếu đi sự mới lạ, tô màu chết yểu...

Có thể nói, sách cho bạn đọc trẻ đang ở giai đoạn khủng hoảng, bối rối bởi không thể biết được bạn đọc trẻ đang muốn đọc gì.

Để các sáng tác có thể đến gần hơn với độc giả, nhà văn trẻ Nhật Phi cho rằng mỗi một nhà văn cần phải có “bốn trụ cột”, đó là: Trải nghiệm – Suy nghiệm – Tri thức – Tưởng tượng, diễn đạt bằng động từ, đó sẽ là: Sống – Ngẫm – Đọc – Mơ. Mỗi nhà văn cần đầy đủ cả bốn yếu tố ấy để viết ra tác phẩm có lí, có giá trị, mang hơi thở cuộc sống và hướng đến bạn đọc nhiều hơn.

Hải Âu

Màn trình diễn của U23 Việt Nam trong trận đấu tối 22/7 chưa thể khiến người hâm mộ yên tâm. HLV Kim Sang Sik và các đồng sự còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn đi tới cái đích cuối cùng tại Giải vô địch U23 Đông Nam Á.

Cháu bé 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh đang được điều trị và hỗ trợ tâm lý ở Bệnh viện Nhi Trung ương. Cùng với đó, nam sinh (18 tuổi, phường Đại Thanh, Hà Nội) có 4 người trong gia đình tử nạn đã được chuyển về bệnh viện gần nhà để tiếp tục điều trị. 

Hiện nay, vùng mây lớn từ phía bắc của hoàn lưu bão số 3 đang di chuyển thẳng vào khu vực Hà Nội Trong vài giờ tới, các quận nội thành được dự báo sẽ có mưa rào và dông mạnh, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lốc, sét và gió giật. Miền Bắc sẽ có mưa lớn đến cuối tuần.

Chiều 22/7, thông tin từ UBND phường Đồ Sơn (TP Hải Phòng) cho biết, dù bão số 3 đã đi qua, nhưng do ảnh hưởng của bão nên khu vực Đồ Sơn đang phải đối mặt với hiện tượng triều cường, nước biển dâng cao.

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND Việt Nam (19/8/1945 – 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025) và 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, ngày 22/7, Cục Công tác chính trị (Bộ Công an) đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Tây Ninh và các nhà hảo tâm tổ chức trao kinh phí hỗ trợ 480 triệu đồng xây dựng, sửa chữa “Mái ấm tình thương” cho 6 CBCS, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Sự việc đoàn kiểm tra liên ngành của UBND phường Vũng Tàu (TP Hồ Chí Minh) bất ngờ đến kiểm tra khu vực đang xây dựng, san lấp lấn biển tại khu du lịch Hồ Mây (do Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu làm chủ đầu tư) khiến dư luận rất quan tâm. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng và đã nhiều lần bị xử phạt, đình chỉ…

Tổ công tác Thủy đoàn 1, Cục CSGT phát hiện tàu cá mang số hiệu QNg 92614-TS bị gió lốc xô lật chìm trên sông Chanh nên đã nhanh chóng điều động tàu Grip cùng 8 CBCS khẩn trương tiếp cận hiện trường, kịp thời hỗ trợ đưa toàn bộ thuyền viên vào bờ an toàn, đồng thời tổ chức cứu vớt tài sản bị trôi dạt.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.