Nhạc sĩ Châu Á Thái Bình Dương thích thú tìm hiểu cây đàn bầu Việt Nam

17:29 13/10/2016
Chiều ngày 13-10, buổi tọa đàm về cây đàn bầu Việt Nam đã diễn ra tại Nhạc viện quốc gia Việt Nam với sự tham gia của gần 100 đại biểu là các nghệ sĩ, nhà soạn nhạc Châu Á Thái Bình Dương. 

Tại buổi tọa đàm, NSND Nguyễn Tiến đã minh họa và giới thiệu rất nhiều thông tin thú vị về nhạc cụ độc đáo này của dân tộc. Các đại biểu không chỉ có dịp tìm hiểu về sự ra đời, các giai đoạn cải tiến cho phù hợp với thực tiễn của nghệ thuật biểu diễn hiện đại mà còn hiểu thêm về lịch sử nhiều thăng trầm của đàn bầu Việt Nam. 

Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Tiến giới thiệu về cây đàn bầu Việt Nam

Những năm tháng trường kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng hiện diện thông qua câu chuyện về cây đàn bầu theo chân những người nghệ sĩ phục vụ chiến trường. Rong ruổi trên lưng các nghệ sĩ khắp mọi nẻo đường, kể cả những mặt trận khốc liệt nhất, cây đàn bầu cũng được người nghệ sĩ sáng tạo, cưa đôi, bỏ vào túi cho gọn nhẹ. Tại mỗi sân khấu dã chiến, ngay trước giờ diễn, những người nghệ sĩ ấy mới lại lắp ghép 2 nửa, căng lại dây, tạo thành cây đàn bầu hoàn chỉnh…

Việc minh họa trực tiếp của NSND Nguyễn Tiến  cùng các câu chuyện về đàn bầu hấp dẫn các nhà soạn nhạc

Tọa đàm về cây đàn bầu Việt Nam nằm trong khuôn khổ Festival âm nhạc mới Á – Âu 2016 và Hội nghị Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á Thái Bình Dương (ACL) lần thứ 34 tại Việt Nam từ ngày 12/10 đến 18/10. Sau tọa đàm, trong các ngày tiếp theo, các đại biểu sẽ cùng tham gia hàng loạt các chương trình biểu diễn, tọa đàm, hội nghị tại Hà Nội và Vĩnh Phúc.


N.Hoa

Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) và Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC) vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm 2025 từ nguồn học sinh tốt nghiệp THPT. Trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện CSND vẫn giữ ổn định như năm 2024  thì năm nay Trường Đại học PCCC tăng gấp đôi chỉ tiêu so với năm 2024.

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), từ năm 2025, các cơ sở giáo dục ĐH buộc phải quy đổi điểm trúng tuyển tương đương giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang điểm chung. Bộ GD&ĐT cho rằng, quy định này nhằm giúp các phương thức xét tuyển có sự ràng buộc về điểm chuẩn; việc xét tuyển sẽ thực hiện lấy thí sinh từ cao xuống thấp, đảm bảo công bằng hơn cho các em. Tuy vậy, xung quanh quy định này, hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều.

Chỉ trong vòng hơn 1 năm qua (từ đầu năm 2024 đến giữa tháng 2/2025), trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 3 trường quốc tế thông báo ngừng hoạt động. Các trường đóng cửa gồm: Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam; Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là y tế. Việc ứng dụng công nghệ số và số hóa dữ liệu không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ tốt hơn cho nhân dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống sai phạm, hướng tới xây dựng một xã hội văn minh và minh bạch.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 21/2 cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến ​​sẽ sớm ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ như một phần trong nỗ lực đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Nga.

Chất lỏng nhìn giống như bùn đất trào ra khu vực ngõ 7 Giang Văn Minh, Kim Mã, Hà Nội là phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Chiều 21/2,  Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nôi (MRB) đã chính thức thông tin về nguyên nhân và các biện pháp xử lý hiện tượng này.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, ngày 27/2, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Huy San (tức "Osin Huy Duc"), SN 1961, trú tại phường 14, quận 3, TP Hồ Chí Minh về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo quy định tại Điều 331 BLHS. 

Với thủ đoạn làm quen, kết bạn qua mạng xã hội để gạ gẫm “chat” nhạy cảm rồi bí mật ghi lại màn hình; sau đó dùng hình ảnh, video này để tống tiền nạn nhân. Chiêu trò này không mới, nhưng lại rộ lên trong thời gian gần đây tại nhiều địa phương, và vẫn có không ít người sập bẫy, không chỉ mất tiền mà còn bị khủng bố về tinh thần.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.