Nhạc sỹ Phú Quang và nỗi ám ảnh mùa đông năm 1972

16:35 19/12/2017
Đã 45 năm trôi qua, nhưng với nhạc sỹ Phú Quang, nỗi niềm đau đáu nhất, ám ảnh nhất trong cuộc đời ông chính là ký ức về trận bom rải thảm tàn phá khu phố Khâm Thiên nơi gia đình ông sinh sống. Nhạc sỹ từng nhiều lần từng thổ lộ,  điều ám ảnh nhất về Hà Nội của ông chính là sự đau đớn, xót xa. Và cũng chính từ những cảm xúc tột cùng bi thương ấy, đã giúp ông có những tác phẩm về Hà Nội mà chỉ cần giai điệu ngân lên, ca từ như chất chứa nỗi lòng của cả một thế hệ người Hà Nội bung ra, mãnh liệt và da diết.

Trong Hội thảo “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Bản hùng ca bất diệt do Thành uỷ Hà Nội tổ chức ngày 18-12, nhạc sỹ Phú Quang được mời đến với tư cách là chứng nhân lịch sử trong cuộc chiến đấu oanh hùng 12 ngày đêm cuối tháng 12 -1972. Nhạc sỹ nhớ lại, đêm đầu tiên khi “pháo đài bay” B52 dội bom rải thảm tàn phá phố Khâm Thiên, ông và vợ chồng người chị gái cũng xuống hầm trú ẩn cùng mọi người

. Ba người ngồi trong ngách ngang của căn hầm, bên ngoài ngách dọc là hơn chục người khác. “Tiếng bom nổ, nghe như gần mà như xa, sau vài chục phút, tất cả trở lên im lặng”, nhạc sỹ Phú Quang kể. Chị gái ông là người bò ra đầu tiên, nhưng rồi ông thấy chị lại bò trở lại hốt hoảng: “Quang ơi, mọi người xung quanh hình như đã chết hết rồi. Chị sờ ai cùng mềm nhũn, không cử động gì cả”. Vợ chồng người chị gái và nhạc sỹ đến tận 2-3h sáng mới ra được khỏi căn hầm, và nhận thấy họ đã rất may mắn, vì quả bom nổ cách một quãng trước căn hầm, sức ép đã làm tất cả những người cùng trú ẩn trong hầm chết. Chỉ duy nhất ba người còn sống sót vì ngồi trú trong ngách ngang của căn hầm. Lên đến mặt đất, nhạc sỹ Phú Quang không còn nhận ra khu phố của mình. “Không còn là những lớp lớp nhà san sát nữa. Tầm mắt của tôi đứng từ Khâm Thiên mà nhìn thẳng được ra tận phố Đê La Thành. Tất cả đã bị bom san phẳng, chỉ còn một vùng hoang tàn, đổ nát”, Phú Quang nhớ lại. Bao nhiêu người quen, hàng xóm, bạn bè đã bị vùi lấp. 

Hình ảnh khiến ông như tạc vào tâm trí là một bà cụ già hàng xóm, ở gia đình ông thợ cắt tóc. Bà cụ tóc đã bạc tay cầm viên gạch, đứng bất động trên đống đổ nát. Khuôn mặt của bà câm lặng như một pho tượng, không một giọt nước mắt nào rơi xuống khi mọi người lần lượt khênh ra từng người thân của bà, từ chồng, con, cháu… “Tất cả là 26 người thân của bà đã chết. Bà không khóc mà tôi đứng đó lại khóc”, nhạc sỹ Phú Quang nghẹn lời khi nhắc lại kỷ niệm buồn.

Nhạc sỹ Phú Quang hát tại Đài tưởng niệm Khâm Thiên, nơi xưa kia là căn nhà gia đình ông sống.

Trời sáng dần, quang cảnh xung quanh nhạc sỹ Phú Quang là la liệt những phần thân thể người mắc trên dây điện, từ những cánh tay, cái chân… Và người bạn thân nhất của ông cũng đã bị vùi lấp dưới lớp đất đá. Những ngày sau đó, hôm nào nhạc sỹ Phú Quang cũng tìm bạn, cái chết của người bạn khiến ông ám ảnh cả trong những cơn mơ. Ông kể, tôi mơ thấy bạn tôi đứng cạnh tôi và nói rằng: “Quang ơi, mày thì sống rồi. Nhưng tao thì chết, đầu tao bị đau lắm”. Phải 13 ngày sau, ông và chị gái mới tìm được xác bạn bên dưới đống đổ nát mà trước đó là ngôi nhà của gia đình ông, số 49 Khâm Thiên. Hoá ra, sau trận bom, người bạn thân đã chạy đi tìm ông, xem gia đình bạn có bị sao không. Và đến đúng nhà ông thì bị cả bức tường đổ sập xuống.

Nhạc sỹ Phú Quang tại Hội thảo “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Bản hùng ca bất diệt.

Sau này, nhạc sỹ Phú Quang kể, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam có vận động các ca sĩ, nhạc sĩ viết giao hưởng về chiến tranh. “Lúc đó tôi viết bản Hồi ức. Khi trình diễn xong, tôi hỏi ông cảm thấy thế nào, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp nói: “Nghe bài của Quang anh khóc luôn”. Tôi nhìn sang 3/4 khán giả Nhà hát lớn Sài Gòn cũng khóc. Nhạc không lời mà họ khóc như thế, tôi nghĩ do bản nhạc đó có kỷ niệm không quên của bản thân, là những cảm xúc rất thật”, nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ. 

Căn nhà gia đình nhạc sỹ Phú Quang ở là một trong ba ngôi nhà được giữ lại làm chứng tích chiến tranh. “Nhà tôi khi ấy bây giờ đã thành nơi có tượng đài rêu phong. Mỗi lần đi qua phố, nhìn vào pho tượng ấy, ký ức năm xưa lại tràn về khiến tôi đau đớn và xót xa”. Từ một chàng trai 23 tuổi khi đế quốc Mỹ oanh tạc Hà Nội 12 ngày đêm bằng máy bay ném bom, đến giờ, sau 45 năm, Phú Quang đã là một nhạc sỹ nổi tiếng, được lòng người mến mộ với nhiều ca khúc hay về Hà Nội. Có lẽ, cũng bởi ông đã trải qua những giờ khắc sinh tử cùng Thủ đô, và hơn ai hết, ông hiểu rõ nhất sức mạnh của những người dân Hà Nội không bom đạn nào có thể khuất phục, thể hiện qua ca khúc Em ơi Hà Nội phố mà ông phổ nhạc từ thơ Phan Vũ:  “Mùa đông năm ấy tiếng dương cầm trong căn nhà đổ, Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân”.

Ngọc Yến

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文