Nhiều bất cập trong việc sử dụng biểu tượng văn hóa Việt Nam

15:09 06/09/2019

Ngày 6-9, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Sử dụng biểu tượng văn hóa của Việt Nam trong đời sống đương đại”.


Hội thảo quy tụ các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, thiết kế đồ họa, thời trang…

Các đại biểu tại Hội thảo.

Các đại biểu đã cùng nhau nhìn nhận, phân tích thực trạng việc ứng dụng các biểu tượng văn hóa thể hiện bản sắc Việt Nam trong các tác phẩm nghệ thuật cũng như sản phẩm truyền thông, quảng cáo. Bên cạnh nhiều công trình, tác phẩm tâm huyết, thể hiện được “căn cước” văn hóa của đất nước thông qua hệ thống các biểu tượng truyền thống như đình làng, bến nước, cây đa, trống đồng, chim hạc… thì không ít sản phẩm văn hóa trở nên phản cảm vì sử dụng tùy tiện các biểu tượng lai căng. Chẳng hạn nhiều nơi vẫn lầm lẫn giữa con nghê và sư tử trưng bày hai bên cổng, hoặc sử dụng hình tượng con rồng của nước khác chứ không phải rồng thuần Việt…

Hoa sen - một biểu tượng văn hóa của Việt Nam.

Theo nhiều đại biểu, chuyên ngành nghiên cứu về biểu tượng cần được chú trọng đẩy mạnh, làm nền tảng vững chắc cho các nhà khoa học, các nghệ sĩ và nhà thiết kế xây dựng nên những biểu tượng định vị được nền văn hóa Việt Nam, đồng thời đó cũng là thước đo chuẩn giúp công chúng sử dụng phù hợp các biểu tượng.


Quỳnh Nga

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文