Những sự thật thú vị về Ethiopia - viên ngọc ngủ quên

07:43 25/08/2018

Ethiopia, trong suy nghĩ của nhiều người, vẫn là một quốc gia kém phát triển với tình trạng nghèo đói triền miên. Nhưng những sự thật thú vị dưới đây sẽ mở ra cảnh cửa về một Ethiopia thật khác: độc đáo, đa dạng và đầy mê hoặc.

 Tháng thứ 13 và đồng hồ 12 tiếng

Việc một năm có 12 tháng dường như đã trở thành "luật bất thành văn" của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không có Ethiopia. Từ hàng nghìn năm trước đây, người Ethiopia đã tin rằng có thêm 1 tháng sẽ có thêm sự may mắn, và đó là lý do khiến họ tuân thủ niên lịch 13 tháng 1 năm trong suốt chiều dài lịch sử. Niên lịch của Ethiopia có 13 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Riêng tháng thứ 13 sẽ chỉ có từ 5 đến 6 ngày mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc, khi cả thế giới chào đón năm 2017, thì tại Ethiopia mới đang là năm 2019. Ảnh: Nina Hamilton

Điều đặc biệt hơn là ở Ethiopia chỉ có 12 tiếng mỗi ngày, thời khắc mặt trời mọc sẽ là giờ đầu tiên và lúc hoàng hôn sẽ được tính là 12h, sau đó đồng hồ sẽ tiếp tục đếm 12h lại từ đầu cho đến ngày hôm sau. Cách tính thời gian khác lạ của người dân nơi đây vừa khiến du khách tò mò, nhưng có thể gây xáo trộn ít nhiều cho những người đến thăm thú. Ảnh: ILO

 Đất nước của những lễ hội

Người dân Ethiopia rất yêu thích các lễ hội, đó có thể là lý do vì sao những lễ hội sôi động và đầy màu sắc được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước. Trong đó, lễ hội lớn nhất, Timkat (hay còn gọi là Timqat), là lễ hội thường niên được tổ chức trong 3 ngày từ 18 đến 20-1 để tưởng nhớ lễ rửa tội của chúa Giesu trên dòng sông Jordan. Ảnh: Afro Tourism 

Trong những ngày này, hàng nghìn người dân trong trang phục áo trắng triền thống sẽ cùng tham dự những nghi lễ tâm linh được thực hiện bởi các linh mục mặc áo tế đầy sắc màu và cầm những chiếc ô nhung thêu kim tuyến.  Linh mục sẽ cầu nguyện suốt đêm và làm lễ, còn người dân sẽ dự lễ, cắm trại tại khu vực lễ hội và thưởng thức các món ăn đăc trưng như bánh mì, thịt cừu dưới ngọn đuốc sáng. Ảnh: The Atlantic

Cái nôi của loài người

Năm 1974, nhà khảo cổ học Donald Johanson đã tìm thấy một bộ xương có niên đại tới 3,2 triệu năm tuổi được gọi tên là Lucy tại thung lũng Awash phía bắc Ethiopia, bước đầu khẳng định đây là tổ tiên của loài người. Vào năm 2008, một nhóm các nhà cổ sinh vật học cho biết những hóa thạch 4 triệu năm tuổi đã được tìm thấy trên sa mạc ở Ethiopia. Những hài cốt được tìm thấy ở vùng Afar phía đông bắc Ethiopia thuộc về những họ người Australopithecus - một bộ phận của giống người Australopithecus vốn được cho là tổ tiên trực tiếp của loài người, theo một báo cáo được xuất bản trên tạp chí Anh rất uy tín Nature. Nhờ kết quả này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia như "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh. Ảnh: Getty

Nơi khởi nguồn của những ly cafe

Trên tấm bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia, nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Theo truyện dân gian Ethiopia kể lại, có một anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia (tên cũ của Ethiopia) trong một lần chăn dê đã phát hiện một loại quả màu đỏ, khi ăn vào bỗng thấy tỉnh táo lạ thường. Ngờ rằng có phép lạ, anh đã đem loại quả này đến thỉnh giáo một thầy tu gần đó, nhưng sau đó lại bị vứt vào lửa vì sợ rằng đây là trái cấm. Kỳ lạ thay, thức quả đỏ khi cháy xém lại có mùi thơm lạ thường, tựa như món quà của thượng đế. Anh chăn dê và thầy tu bèn thu lấy, giã nhỏ pha nước uống rồi đem chia cho mọi người. Và đó là lúc ly cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời. Ảnh: The Atlantic

 Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này. Mỗi buổi sáng, người phụ nữ trong gia đình sẽ rang cà phê tươi trên một cái chảo đất sét cùng với hương liêu. Những hạt cà phê được rang, nghiền mịn và lọc kỹ rồi cho vào ấm đất nun truyền thống Jebena để đun sôi trên bếp. Sau đó, cà phê được dọn ba lần vào sáng, trưa, và chiều, mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3 giờ. Vì thế, việc được mời một ly cà phê "nhà làm" trên đất Ethiopia có thể coi là một vinh dự của bất cứ vị khách nào. Ảnh: Flickr

Kỳ vĩ 8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Có truyền thuyết kể lại rằng, Chúa đã xây dựng khu vườn Địa đàng Eden nằm đâu đó gần con sông Ghion, tức là sông Nile Xanh của Ethiopia bây giờ. Ethiopia được thiên nhiên ban tặng nhiều kỳ quan tuyệt diệu, trong đó phải kể đến 8 khu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nổi bật là 11 nhà thờ bằng đá khối dưới triều vua Lalibela, và quần thể lâu đài Fassil Ghebbi. Ảnh: Pinterest
Ngoài ra, thành phố cổ Aksum cũng là một địa danh được nhiềungười nhắc đến với các cấu trúc lăng mộ và đài tưởng niệm rất độc đáo. Công viên quốc gia Thung lũng sông Awas lại nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều thác nước, sông suối, hệ động thực vật phong phú. Còn vườn quốc gia Simien lại thu hút với cảnh sắc kỳ ảo xen lẫn sương khói và tuyết, là nơi trú ngọ của những loài động vận quý hiếm trên thế giới. Ảnh: EAET

Nếu bạn ăn chay, hãy đến xứ này

Theo trang Intrepid Travel, ẩm thực Ethiopia được đánh giá là hết sức lành mạnh, đa dạng và tốt cho sức khỏe. Không giống như nhiều quốc gia châu Phi khác, đây có thể coi là thiên đường của những người ăn chay. Lý do đơn giản dẫn đến nét văn hóa đặc trưng này là việc hầu hết người Ethiopia đều theo đạo và được yêu cầu không ăn bất cứ sản phẩm nào từ động vật vào mỗi thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Có lẽ cũng bởi vậy mà những người dân Ethiopia chế biến các món chay rất tài tình, trong đó nổi tiếng là món "injera" với rau củ hầm ăn kèm với bánh mì dẹt. Ảnh: Pinterest

Khách đến mang điều tốt lành

Người Ethiopia rất hiếu khách. Họ tin rằng việc khách đến thăm nhà đồng nghĩa với mang điều tốt lành của đất trời ban tặng. Họ sẽ luôn dành sự đối đãi nồng nhiệt nhất cho bất cứ ai đến thăm. Và nếu như có vị khách nào từ chối đồ ăn hay không hào hứng với các món đồ, chủ nhà sẽ lo sợ và mặc cảm rằng khách mời không ưa thích đồ ăn của họ. Ảnh: Factretriever 

Quan niệm khác lạ về cái đẹp

Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia. Ảnh: Louisa Seton

Phụ nữ thường xẻ môi để lồng đĩa và tạo các vết sẹo theo họa tiết đặc biệt trên da, rồi trang điểm bằng đất sét trắng và hoa tươi. Tục lệ này thường được thực hiện khi người phụ nữ tới tuổi kết hôn. Theo đó, họ sẽ làm gãy hai răng dưới, sau đó đục một lỗ trên môi dưới và đưa một nút gỗ nhỏ vào. Nút gỗ này được thay dần bằng nút to hơn, tới khi lỗ đủ rộng để lồng một đĩa gốm hoặc gỗ vào. Ảnh: Louisa Seton

Tiềm năng thủy điện dồi dào

Nguồn thuỷ điện khổng lồ của Châu Phi từ lâu đã được thừa nhận nhưng vẫn còn tương đối ít được khai thác. Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớp thứ 2 ở châu Phi, với hơn 80% nguồn nước chảy về từ các dòng của sông Nile. Với diện tích rộng thứ 27 trên thế giới, Ethiopia có hơn một nửa lãnh thổ trải dài trên cao nguyên Ethiop. Tại đây nhiều sông và hẻm sâu xuyên cắt đã tạo ra sự đứt gãy về địa hình. Sự đứt gãy đó cũng tạo ra nhiều hồ nước, đem lại cho nơi này một tiểu vùng khí hậu hết sức đặc biệt. 

Mặc dù vậy, tình hình chính trị chưa ổn định và tình trạng đầu tư không đồng đều vẫn đang gây cản trở cho việc phát triển các dự án thủy điện tại quốc gia này. Điều đáng buồn là chỉ khoảng 1/4 dân số Ethiopia được sử dụng điện, theo thống kê của World Bank. Trong những năm gần đây, chính phủ Ethiopia đã áp dụng nhiều chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện việc làm và nâng cao đời sống người dân. Ảnh: WB

An Nhiên (Tổng hợp)

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文