Ra mắt công trình nghiên cứu Việt Nam từ 130 năm trước của người Pháp

13:21 25/08/2020
Viện Pháp tại Hà Nội cùng công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam cho biết, cuốn sách nghiên cứu về Việt Nam Les Enfers Bouddhiques: le Bouddhisme Annamite được 2 tác giả người Pháp thực hiện từ hơn 130 năm trước vừa được chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề “Các tầng địa ngục theo Phật giáo”.

Theo nhà nghiên cứu Hán Nôm và cổ sử Việt Nam, Tiến sĩ Trần Trọng Dương thì cuốn sách này là một tư liệu quý được ghi chép theo lối khảo tả từ góc nhìn của người phương Tây hơn một trăm năm trước. 

Hai tác giả đã thực hiện phỏng vấn chủ thể văn hóa,  đàm đạo với các sư trụ trì tại rất nhiều ngôi chùa Việt Nam đây về “địa ngục” theo Phật giáo và  được các nhà sư dùng kiến thức triết học, tôn giáo cùng những truyền thuyết của xứ sở để thuyết minh cặn kẽ các tranh vẽ địa ngục trên tường chùa. 

Ấn bản tiếng Việt của cuốn sách

Với những lời văn thâm trầm và triết lý, cuốn sách phần nào phản ánh đời sống văn hóa, triết học và tâm linh của người dân bản xứ thời kỳ đầu thế kỷ hai mươi, đặc biệt là những gì họ hình dung và tin tưởng vào một thế giới sau cái chết. 

Tác phẩm được in kèm ba tiểu dẫn và lời tựa của Ernest Renan, Ledrain - Giáo sư École du Louvre, Foucaux - Giáo sư Collège de France, cùng các họa tiết, tranh đầu chương, tranh đầu sách và mười hai phụ bản được các nghệ nhân người Nhật, Pha và Ly, vẽ bằng bút sậy theo các bản khắc nổi ở chùa Báo Ân. Mười hai phụ bản này thể hiện hình ảnh Thập Điện Diêm Vương, không chỉ độc đáo ở góc độ mỹ thuật mà như E. Ledrain nhận định, còn chứng tỏ mỹ thuật đã “len lỏi tới đâu trong tư duy của các nhân vật tôn giáo quyền lực và tầng lớp thường dân”.

Cuốn sách được coi là nguồn tư liệu quý cho công tác nghiên cứu lịch sử, tôn giáo, văn hóa Việt

Tác giả Léon Riotor, tên đầy đủ là Léon Eugène Emmanuel Riotor, sinh năm 1865 tại Lyon và mất năm 1946 tại Paris, là chính trị gia và nhà văn người Pháp. Ông từng là phó chủ tịch Hội đồng Thị chính Paris và Hội đồng Tỉnh Seine,  tham gia sáng tác nhiều thể loại, từ thơ, tiểu thuyết, châm biếm, đến du ký, tâm lý học, phê bình nghệ thuật.  

Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Le Pêcheur d'anguilles (1894), Poèmes et Récits de guerre (1918), Les Raisons de Pascalin (1894), Les Taches d'encre (1929), L'Ami inconnu (1895); La Nouvelle Autriche (1927), Auguste Rodin; Les Arts et les Lettres'(1901, 1903, et 1906), etc.

Tác giả Gaston Léofanti, tên đầy đủ là Gaston Adolphe Joseph Léofanti, sinh năm 1863 tại Rennes và mất năm 1909 tại Paris. Ông từng là phóng viên tờ L’Avenir du Tonkin, biên tập viên và thương gia. 

Nhân dịp ra mắt ấn bản tiếng Việt, tối ngày 26-8, Viện Pháp tại Hà Nội và Nhã Nam sẽ tổ chức một buổi tọa đàm “Địa ngục trong tâm thức người Việt”, giới thiệu đến bạn đọc những vấn đề khác nhau liên quan đến các tầng địa ngục trong triết học và văn hóa Phật giáo. 

Tham gia buổi tọa đàm là Tiến sĩ Trần Trọng Dương và Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn. Vì dịch COVID-19, buổi tọa đàm sẽ được phát trực tiếp từ 18h  trên facebook chính thức của Nhã Nam và Viện Pháp tại Hà Nội. 


N.H

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文