Ra mắt cuốn sách về Giáo sư Nguyễn Thiện Thành

18:52 31/10/2015
Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất tổ chức buổi lễ ra mắt cuốn sách “Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng”.

Kỷ niệm 40 năm ngày tuyền thống Bệnh viện Thống Nhất và 96 năm ngày sinh Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Thống Nhất, ngày 31/10, tại Tp. Hồ Chí Minh, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Thống Nhất tổ chức buổi lễ ra mắt cuốn sách “Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, người chiến sĩ, người thầy thuốc anh hùng”.

Bìa cuốn sách Giáo sư Nguyễn Thiện Thành.
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân xúc động kể lại những kỷ niệm về người cha đáng kính của mình.

Đến dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, con trai cố Giáo sư Nguyễn Thiện Thành; đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, đồng chí Trương Hòa Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ y tế, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Đại tá Kiều Bách Tuấn, giám đốc Nhà xuất bản Quân đội nhân dân nói về ý nghĩa việc xuất bản cuốn sách Giáo sư Nguyễn Thiện Thành

Giáo sư, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Đại tá Nguyễn Thiện Thành –  Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Thống Nhất là một trong số ít cán bộ của thế hệ “vàng”, là rường cột của ngành y tế Quân đội và ngành y tế nhân dân Việt Nam.

Gia đình Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân chụp ảnh lưu niệm cùng học trò, đồng nghiệp,bạn bè của cố Giáo sư Nguyễn Thiện Thành. 
Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa nhóm tác giả và nhân vật tham gia giao lưu.

Trong những tháng năm gian khó của thế kỷ XX, nhất là lúc đất nước đang có chiến tranh, chế phẩm Filatov nổi tiếng điều chế từ nhau thai được ví như một phương thuốc mầu nhiệm cho sức khỏe của bộ đội và nhân dân. Sáng chế này chính là công sức, trí tuệ và tâm huyết của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành.

Là một người lính “blouse trắng”, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành có mặt trong những giai đoạn khốc liệt nhất của hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Sau ngày giải phóng, trên cương vị là Viện trưởng Bệnh viện Thống Nhất, ông đã đóng góp nhiều tâm sức và trí lực để xây dựng Bệnh viện ngày càng phát triển, trở thành một trong những trung tâm y khoa hàng đầu của nước ta ở phía Nam. Thời gian này, ông cũng được Đảng và Nhà nước tín nhiệm giao trọng trách là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Kỹ thuật của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Với nhãn quan và tư duy của người thầy thuốc được đào tạo bài bản, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành sớm nhận thấy tầm quan trọng của chuyên ngành Lão khoa. Ông đã đề xuất và sáng lập ra bộ môn Lão khoa tại Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, cũng là bộ môn đầu tiên trong ngành y tế nước ta. Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là người thầy tận tâm đào tạo nhiều thế hệ học trò. Nhiều người trở thành cán bộ xuất sắc trong quản lý, nghiên cứu khoa học, điều trị bệnh. Đối với Giáo sư Nguyễn Thiện Thành, việc giáo dục đào tạo đội ngũ thầy thuốc cho thế hệ mai sau, không chỉ là trách nhiệm mà còn là một niềm đam mê. Không những thế, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành còn thường xuyên viết sách, tài liệu nhằm phổ biến kiến thức y học đến với mọi tầng lớp Nhân dân.

Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là một quá trình phấn đấu liên tục, cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc, cho sự phát triển của ngành y tế Quân đội và y tế nhân dân. Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 16 huân, huy chương, danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Năm 1980, Phó Tiến sỹ Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước phong tặng học hàm Giáo sư, ngay trong đợt phong học hàm đầu tiên của Nhà nước. Năm 1985, Giáo sư được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1989, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.


Ngọc Thiện

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文