Ứng dụng công nghệ - “cứu cánh” của hoạt động nghệ thuật “thời COVID-19”

08:15 31/05/2021
Thay vì “án binh bất động” trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, nhiều địa phương, đơn vị nghệ thuật thực hiện đẩy mạnh áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động. 


Sau 2 năm “sống chung” với COVID-19, công nghệ số đã không còn là giải pháp tình thế nhằm thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh mới, tranh thủ được tối đa khoảng thời gian dịch bệnh tạm lắng.

Áp dụng công nghệ nhằm thúc đẩy hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang trở thành giải pháp phát triển mang tính bền vững cho nhiều đơn vị nghệ thuật.

Được triển khai từ cuối năm 2019 và dự kiến kéo dài đến tháng 10/2021, với 24 chương trình, vở diễn được tổ chức sản xuất, biểu diễn, ghi hình phát sóng, livestream, đề án “Sân khấu truyền hình Hải Phòng” là một trong những “cứu cánh” cho nhiều nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật trong khoảng thời gian sân khấu khủng hoảng vì COVID-19.

Các đơn vị biểu diễn nghệ thuật truyền thống cũng chú trọng ứng dụng công nghệ hơn trong hoạt động chuyên môn.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, sau 1 năm triển khai đề án, các đơn vị nghệ thuật của địa phương đã thực hiện 12 vở diễn được tập trung đầu tư cao cả về quy mô và chất lượng dàn dựng. Các vở diễn cũng rất đa dạng. Về đề tài lịch sử có các vở: "Khai sáng An Biên", "Đức Vương Ngô Quyền", "Hoàng Đế Tiền Lê", "Hào khí Bạch Đằng Giang", "Lời Sấm truyền từ quán Trung Tân". Khai thác tích truyện, mang yếu tố huyền thoại có “Một truyền tích Hoa Phương”. Đề tài chiến tranh cách mạng có “Di sản mùa xuân”. Ngoài ra còn có nhiều vở diễn mang đậm hơi thở của cuộc sống đương đại như: "Phong tỏa", "Người trong mắt bão", "Thành phố mặt trời lên", "Giấc mơ ếch xanh", "Tôi và chúng ta".

Trước khi phát sóng, các chương trình, vở diễn đều đã được phát trailer trước 7 ngày trên các  kênh sóng vào các khung giờ khác nhau liên tục, nhiều lần để quảng cáo, giới thiệu về tác phẩm với nội dung và hình thức thể hiện phong phú. Ngoài việc tổ chức phát sóng trực tiếp, livestream, các tác phẩm sân khấu còn được phát lại nhiều lần trên tất cả các kênh của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng.

Thống kê sơ bộ cho thấy đã có 15.000 người xem trực tiếp qua livestream. Mỗi chương trình có trên 10.000 lượt xem. Có gần 300 lượt khán giả chia sẻ chương trình trên trang cá nhân và có từ 1.000 đến 2.000 lượt like cho mỗi chương trình, vở diễn. Đáng chú ý, lượt chia sẻ và số like liên tục tăng dần ở các chương trình về sau. Tất nhiên, với các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ tham gia chương trình thì hoạt động này đặt ra nhiều thách thức hơn, đặc biệt là trong các chương trình truyền hình trực tiếp.

Truyền hình trực tiếp tạo điểm nhấn, tính chuyên nghiệp và sự lan tỏa cho chương trình, vở diễn, thu hút sự chú ý và hứng thú hơn với người xem so với các chương trình ghi hình phát lại và tiết kiệm chi phí sản xuất. Nhưng hoạt động này cũng đòi hỏi việc luyện tập, biểu diễn của các diễn viên phải bài bản, công phu, chỉn chu và đặt ra cho diễn viên và cả êkíp hậu trường những thách thức, động lực để rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ diễn xuất, cập nhật ứng dụng khoa học công nghệ hơn.

Thực tế, sân khấu truyền hình đang tạo nhiều cơ hội để nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo và tạo động lực để các nghệ sĩ, diễn viễn thể hiện niềm đam mê, rèn luyện, nâng cao kỹ năng diễn xuất, cống hiến cho nghệ thuật, cho công chúng trong bối cảnh dịch bệnh do COVID-19.  Thay vì chỉ dựng vở, chương trình biểu diễn, lưu diễn phục vụ công chúng, 2 năm trở lại đây, Nhà hát Chèo Việt Nam bắt đầu tổ chức ghi hình làm tư liệu.

Theo NSND Nguyễn Thị Bích Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, năm 2020, Nhà hát đã thực hiện ghi hình xong 100 làn điệu Chèo nhưng là về hát. Năm 2021, đơn vị làm 8 chương trình bảo tồn, ghi hình 7 chương trình truyền thống, làm 1 trích đoạn, mời các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ lão luyện trong nghề tham gia để giữ lại làm tư liệu. Nhà hát còn đặt mục tiêu ghi hình từ 30 đến 60 làn điệu Chèo nhưng về âm nhạc.

NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam cũng cho biết, vừa qua, đơn vị đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam quay 2 vở diễn sân khấu truyền hình. Sau khi 2 vở diễn phát sóng, được dư luận ủng hộ, nghệ sĩ rất phấn khởi, vì tác phẩm, tên tuổi nghệ sĩ được quảng bá trên truyền hình, số người xem nhiều.

Tuy nhiên, NSND Nguyễn Tiến Dũng cũng cho rằng, sân khấu truyền hình hiện nay mới chỉ  là giải pháp tức thời. Về lâu dài, sân khấu phải cần khán giả trực tiếp, khán giả là yếu tố quan trọng trong đêm diễn. Tất nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp thì nghệ sĩ có tác phẩm, được biểu diễn, được thăng hoa trên sân khấu đã là điều đáng quý.

Đồng quan điểm với NSND Nguyễn Tiến Dũng, NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam cho rằng, biểu diễn trực tiếp trên sân khấu khác hẳn với biểu diễn truyền hình. Biểu diễn sân khấu chỉ tồn tại khi có khán giả đến sân khấu.

Cũng theo NSƯT Xuân Bắc thì sân khấu truyền hình hiện nay cũng là một giải pháp cho các đơn vị nghệ thuật. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ để thu hút khán giả, vượt qua khó khăn do COVID-19 cần đẩy mạnh các hoạt động phối kết hợp hoạt động biểu diễn với công nghệ nhiều hơn, rộng hơn nữa.

Ví dụ, riêng với công tác truyền thông, quảng bá, Nhà hát Kịch Việt Nam đang khởi động tổ chức 2 êkíp. Trong đó, 1 nhóm chuyên về làm trên Youtube, 1 nhóm làm Tiktok. Mỗi nhóm đưa ra kế hoạch, nội dung, trong đó có cả nội dung hình ảnh, nội dung giải trí, nội dung về luyện tập, hoạt động và xây dựng hình ảnh cá nhân của các diễn viên Nhà hát. Đích thân lãnh đạo Nhà hát kết hợp với các đơn vị hàng đầu về công nghệ hỗ trợ các nhóm này…

Ngay với cơ quan quản lý, cụ thể là Cục Nghệ thuật Biểu diễn và các đơn vị phối hợp tổ chức các liên hoan, hội diễn toàn quốc năm 2020 cũng đã có bước chuyển đáng kể khi triển khai livestream nhiều chương trình phục vụ công chúng. Ý tưởng về xây dựng Nhà hát online cũng được đề xuất từ năm 2020.

Dù đến thời điểm hiện nay, Nhà hát online chưa thành hiện thực nhưng Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, ông Trần Hướng Dương cũng cho hay, Cục đã có kế hoạch, tiếp cận công nghệ số để làm việc, xây dựng các chương trình nghệ thuật trên nền tảng công nghệ. Cục sẽ làm việc với đài truyền hình và các nhà hát để triển khai dàn dựng, biểu diễn các vở diễn, chương trình, phát trên sóng truyền hình.

Hoa Nguyễn

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (15/7), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa có nơi trên 25mm như: trạm Làng Mô (Lai Châu) 33,2mm; trạm Mường Thín (Điện Biên) 25,6mm; trạm Du Già (Tuyên Quang) 28,8mm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.