Về Sóc Trăng vui lễ hội Óoc Om Bóc cùng đồng bào Khmer

08:22 24/10/2020
Ngày 23/10, theo ông Ngô Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức lễ hội “Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2020” cho biết, đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành chờ ngày khai hội.


Lễ hội “Óoc Om Bóc - Đua ghe ngo” luôn được Sóc Trăng tổ chức, duy trì hằng năm, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Ông Trần Cam (ngụ xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú) cho biết về ý nghĩa của lễ hội cúng Trăng: “Từ xa xưa, đồng bào Khmer Nam Bộ khai khẩn đất hoang, dựng ấp lập xóm, chủ yếu sống bằng nghề nông, theo thời tiết hai mùa mưa nắng mà trồng màu và lúa nước. Hai mùa này ảnh hưởng quy luật tự nhiên theo chu kỳ của mặt Trăng quay quanh trái đất, nên để tưởng nhớ công ơn thần mặt Trăng điều hòa thời tiết, giúp ruộng rẫy trúng mùa, bà con lấy lúa nếp mới thu hoạch đem giã thành cốm dẹp làm lễ vật dâng cúng.

Vì thế, Óoc Om Bóc còn gọi là lễ cúng Trăng hay lễ đút cốm dẹp; thể hiện lòng biết ơn của đồng bào Khmer”. Lễ vật cúng Trăng gồm cốm dẹp, khoai lang, khoai môn, trái cây, bánh kẹo... được bà con trong phum, sóc chuẩn bị cả tháng, trước khi diễn ra lễ hội. Đồng bào Khmer lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Trăng.

Đua ghe Ngo là điểm nhấn trong lễ hội Óoc Om Bóc của đồng bào Khmer Sóc Trăng.

Tiếp theo là dựng cổng. Cổng được làm bằng hoa lá với 2 cây tre làm trụ và lá dừa làm vòm ngang. Phía trên cổng, bà con giăng một dây trầu 12 lá được cuốn tròn tượng trưng cho 12 tháng trong năm và một dây cau 7 trái được chẻ vỏ ra như hai cánh con ong, tượng trưng cho 7 ngày trong tuần. Dưới cổng trúc, các lễ vật cúng Trăng được đặt ngay ngắn để tỏ lòng thành kính dâng tới thần mặt Trăng…

Ngoài lễ vật bắt buộc phải có là cốm dẹp, còn lại đều là nông sản do bà con tự trồng, như: dừa tươi, khoai môn, khoai mì, khoai lùn, chuối xiêm, thêm một số hoa quả và nước ướp hoa thơm (thường là 11 thứ). Công việc chuẩn bị lễ vật hoàn tất, vào đêm 14 hoặc 15 khi trăng lên cao (ngày chính của lễ hội), tất cả các thành viên trong gia đình ngồi trang nghiêm, chắp tay huớng về mặt Trăng. Vị cao niên được gọi là A Cha (người đức cao vọng trọng), đứng ra làm chủ lễ…

Ngày trước, lễ cúng diễn ra ở từng nhà, nhưng những năm gần đây, nhiều nơi tổ chức lễ cúng trong chùa với sự chứng kiến của các vị Sư và đông đảo Phật tử nhằm tăng thêm phần long trọng. Theo phong tục cổ truyền của đồng bào Khmer, nghi lễ cúng Trăng xong cũng là lúc các hoạt động phần hội được bắt đầu, đặc sắc nhất là hội đua ghe Ngo.

“Đến giờ, có 42 đội ghe nam, 6 đội ghe nữ của Sóc Trăng và các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu đăng ký tham gia. Giải đua ghe Ngo sẽ diễn ra vào ngày 30, kết thúc ngày 31-10, tại khán đài ở phường 8 (TP Sóc Trăng). Các đội ghe Ngo tranh tài cự ly truyền thống 1.200m (nam) và 1.000m (nữ)”, ông Ngô Hùng cho biết.

Thượng tọa Lý Đen (Trụ trì chùa Chrôi Tum Chăs, phường 10, TP Sóc Trăng) cho biết, nhà chùa cùng chính quyền địa phương đã thành lập Ban tổ chức, ban huấn luyện và tổ phục vụ hậu cần, có kế hoạch chuẩn bị cho đội ghe của chùa tham dự giải. Ban Tổ chức có nhiệm vụ phối hợp vận động kinh phí, vật chất để hỗ trợ cho đội ghe trong suốt quá trình tập luyện, thi đấu; ban huấn luyện huy động thanh niên tập luyện, hướng dẫn kỹ thuật và theo dõi quá trình tập luyện của vận động viên; tổ phục vụ hậu cần chuẩn bị nước uống và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho đội ghe.

Theo Nghệ sĩ ưu tú Sơn Lương, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Sóc Trăng, lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer là một sản phẩm văn hóa, thể thao và du lịch đặc thù của quê hương Sóc Trăng nói riêng, cộng đồng cư dân ở khu vực ĐBSCL nói chung. “Khi nói đến Sóc Trăng là nói đến lễ hội Đua ghe Ngo và khi nói đến lễ hội Đua ghe Ngo là người ta biết ngay, đó là Sóc Trăng”, nghệ sỹ Sơn Lương chia sẻ.

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội Óoc Om Bóc năm nay, Sóc Trăng sẽ tổ chức “Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù Kê” và công bố Quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật trình diễn dân gian nhạc Ngũ âm và múa Rom Vong của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Theo các nhà nghiên cứu, nghệ thuật sân khấu Dù Kê ra đời những năm đầu thập niên 20 thế kỷ XX, đến năm 1921, ông Lý Cuôn (thường gọi là Chhà Kọn) người Sóc Vồ (nay là phường 7, TP Sóc Trăng) thành lập gánh hát Dù Kê “Tự Lập Ban” với sân khấu sơn thủy (sử dụng phông vẽ cảnh núi non, đền đài có thể kéo ra, kéo vào).

Sân khấu Dù Kê từ đây được chuẩn hóa, phát triển, biểu diễn không chỉ ở khu vực ĐBSCL mà sang cả nước bạn Campuchia. Nghệ thuật sân khấu Dù Kê là sản phẩm được hình thành bởi những yếu tố đặc biệt qua giao lưu văn hóa của các cộng đồng dân tộc; mang tính đặc thù của vùng đất Sóc Trăng với mối quan hệ cộng cư lâu đời của 3 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa. Hình thức biểu diễn của sân khấu Dù Kê thuộc kịch chủng ca kịch, là sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật, như: âm nhạc, múa, mỹ thuật, vũ thuật…

Văn Đức – C.X

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.