Vĩnh biệt NSND Hoàng Dũng!

07:14 20/02/2021
Hoàng Dũng lớn hơn tôi mấy tuổi nhưng thế hệ chúng tôi, anh em làm nghệ thuật ở Hà Nội đều coi nhau như bạn bè cả.


Khoảng năm 1990, sau khi quay xong phần tiền kỳ bộ phim điện ảnh “Đêm giông” tại Ninh Thuận thì anh Khắc Sơn (quay phim của Điện ảnh CAND) rối rít gọi từ Đà Nẵng: “Có nơi đặt làm tiểu phẩm, ra gấp đi”. Vậy là đoàn phim thì ra Hà Nội, còn tôi ở lại Đà Nẵng mấy ngày để làm tiểu phẩm cho Công ty Xổ số kiến thiết Đà Nẵng kiếm ít tiền.

Ông Giám đốc Công ty đặt làm tiểu phẩm hài nhưng lại đặt điều kiện: Phải mời diễn viên của Nhà hát kịch Hà Nội đóng tiểu phẩm (chẳng là Đoàn kịch Hà Nội đang diễn tại Nhà hát Trưng Vương, ông ta đi xem mê tít Hoàng Dũng, Hoàng Cúc, Minh Hòa, Minh Vượng nên “nổi cơn ngẫu hứng của người lắm tiền”). Tôi gật đầu “chơi luôn” với một điều kiện: Công ty tự lo phần thù lao trả cho diễn viên vì tôi rất sợ khoản này sẽ không hề nhỏ với lứa diễn viên đang “nổi như cồn” sau loạt tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Ông Giám đốc Công ty Xổ số không chịu, chắc là ông ta cũng muốn lợi dụng quan hệ của mấy anh em Hà Nội với nhau để có giá rẻ nhất.

Số tiền đặt hàng cho băng thành phẩm trao tay là 500 nghìn đồng (khi đó giá 1.000 đồng một bát phở) là lớn rồi, nếu thuê diễn viên ở Đà Nẵng thì chúng tôi cũng phải dôi ra một nửa. Thôi thì cứ lợi dụng quen biết nhau để hỏi cho ra nhẽ.

NSND Hoàng Dũng.

Hoàng Dũng đại diện nhóm diễn viên “thương thảo hợp đồng”:

- Kịch bản cần bao nhiêu diễn viên, diễn viên nào thì ông cứ yêu cầu.

- Khoảng 7, 8 diễn viên, dàn diễn viên chính có được không? - Tôi rụt rè đề nghị.

- Nhất trí, thế bao giờ quay - Dũng thản nhiên, chẳng nói gì đến thù lao.

- Vậy… thù lao thế nào? - Tim tôi đập thùm thụp.

- Ồi, ông đưa bao nhiêu cũng được, bọn tôi tự chia nhau mà.

- Nhưng bao nhiêu là bao nhiêu? Họ cũng chẳng có mấy đâu - Tôi vẫn lo lắng.

- Thôi thế này: Họ trả bao nhiêu, phần các ông một nửa, chúng tôi một nửa.

Chẳng nghĩ chuyện lớn thế mà Hoàng Dũng lại đơn giản thế. Đêm đó tôi cắm đầu viết tay hoàn thành kịch bản tiểu phẩm hài, sáng sớm hôm sau ra bà đánh máy chữ thành 5 bản gửi Giám đốc Công ty Xổ số một bản, còn lại đưa Hoàng Dũng cho anh em đọc và học lời. Ngồi quán cà phê đọc, thấy Dũng cười lăn là tôi thở phào, còn ông Giám đốc chẳng cần quan tâm nội dung, cứ nghe nhóm diễn viên “số 1 Việt Nam” nhận lời đóng diễn là nhất rồi.

Thế là suốt 2 đêm, đoàn cứ diễn xong tại Nhà hát Trưng Vương là Hoàng Dũng lại dẫn anh em đi bộ đến Công ty Xổ số, ăn bát cháo và ly cà phê rồi quay thâu đêm đến sáng, vừa đúng tối cuối cùng Đoàn kịch Hà Nội diễn tại Đà Nẵng cũng xong tiểu phẩm. Tôi tạm ứng được 400 nghìn đồng (còn 100 nghìn đồng nhận sau) và đưa hết cho Dũng mà vẫn lo. Dũng trố mắt: “Nhiều thế cơ à?”

Mấy năm trước đây, trong Liên hoan Truyền hình toàn quốc, Hoàng Dũng làm Trưởng Ban Giám khảo sân khấu, còn tôi làm Giám khảo Phim tài liệu nhưng cùng vào một chuyến bay nên Ban tổ chức xếp 2 anh em một phòng. Thấy hai tay Dũng kéo 2 chiếc valy quần áo to đùng, còn tôi chỉ có cái catap đựng vừa 2 bộ quần áo, tôi trợn mắt:

- Ông mang quần áo lắm thế để làm tiểu phẩm nữa hay sao?

Dũng cười hiền khô:

- Ông làm đi, tôi lại đóng tiếp cho…

Thế rồi Hoàng Dũng trần tình:

- Diễn viên chỉ có cái mẽ ngoài thế thôi, với lại quần áo thay ra để hết về Hà Nội giặt chứ khách sạn 5 sao thế này lấy tiền đâu ra mà thuê.

- Biết rồi, tôi thừa biết là trong túi ông không có nổi một triệu đâu

Dũng lại cười móc ngay cái ví, mở ra có vài trăm nghìn:

- VTV nuôi một tuần rồi… mà ông cũng thông cảm với tôi nhé, Ban tôi hay chấm đêm nên về có thể làm ông mất ngủ.

Nào tôi đâu có sợ mất ngủ, chỉ tiếc là anh em ở với nhau cả tuần mà không có điều kiện để nói chuyện vì tôi rất quý con người và tính cách hồn hậu, gần gũi của Dũng. Giờ thì chẳng còn được trò chuyện với Dũng nữa rồi, ngày mai Dũng sẽ “đi về nơi xa lắm”. Dũng sẽ không còn đau đớn vì căn bệnh quái ác hành hạ nữa như những buổi quay cuối cùng của bộ phim “Trở về giữa yêu thương”… Đọc những dòng tâm sự của chị Minh Vượng càng thương và yêu quý Dũng nhiều hơn.

Hà Nội ngày 19/2/2021

Đại tá, NSƯT Nguyễn Quang Vinh

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.